Khi Gen Z dùng Google: Học online "áp đảo", hàng trăm công thức nấu ăn được "triệu hồi"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vừa qua, Google chính thức công bố danh sách "Google Year in Search 2021". Chiếm "spotlight" nhất chính là sự áp đảo của các nền tảng học trực tuyến khi chiếm đến 4 trên 10 vị trí.

Những biến động trong năm 2021 vì đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể không chỉ đến thói quen sinh hoạt mà còn cả xu hướng tìm kiếm thông tin của người Việt trên mạng.

Danh sách được công bố bao gồm Top 10 Tìm Kiếm Nổi Bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu khác nhau của năm 2021 trên Google Tìm kiếm. Top 10 từ khóa của Xu Hướng Tìm kiếm Nổi Bật của Việt Nam 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm bao gồm Học tập Giải trí.

Khi Gen Z dùng Google: Học online "áp đảo", hàng trăm công thức nấu ăn được "triệu hồi" ảnh 1

Học tập và Giải trí là hai xu hướng dẫn đầu danh sách tìm kiếm. Nguồn: Internet

Đứng ngay sau sự kiện bóng đá toàn cầu với từ khóa “Lịch thi đấu Euro" là từ khóa "Olm". OLM.vn là website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển.

Bên cạnh đó, đứng thứ 4 trong nhóm học trực tuyến là từ khóa Azota - một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online - đang được xem là "bạn thân" của học sinh hiện nay. Trong Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021 về học trực tuyến, những cái tên không quá xa lạ với các teen cũng có mặt như K12onlineVioedu hay Quizizz - công cụ tạo các câu hỏi trắc nghiệm và chơi game được áp dụng khá nhiều trong môi trường giáo dục.

Khi Gen Z dùng Google: Học online "áp đảo", hàng trăm công thức nấu ăn được "triệu hồi" ảnh 2

Các ứng dụng học tập trực tuyến "hot" hơn bao giờ hết trong đợt dịch. Nguồn: Internet

Những vị trí trên phản ánh xu hướng rằng phụ huynh và các teen đã và đang không ngừng làm quen, sử dụng rất nhiều nền tảng học trực tuyến khác nhau trong thời gian qua.

Với danh sách các câu hỏi mà Google được hỏi nhiều nhất trong năm qua, có thể bắt gặp rất nhiều câu hỏi quen thuộc từ sách giáo khoa của học sinh các cấp. Từ môn Vật lý với "Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào" đến Lịch sử với "Ngô Quyền quê ở đâu", hay Địa lý với "Sông và hồ khác nhau như thế nào".

Ngoài ra, Sinh học có lẽ là môn khiến phụ huynh và học sinh phải đau đầu nhất với nhiều câu hỏi có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm qua như "Tại sao lá cây có màu xanh," "Tại sao gọi dây thần kinh tủy là dây pha".

Khi Gen Z dùng Google: Học online "áp đảo", hàng trăm công thức nấu ăn được "triệu hồi" ảnh 3

Đáng chú ý nhất phải kể đến sự góp mặt của 2 câu hỏi đã từng xuất hiện trong danh sách năm 2020 là "Trùng roi/ trùng giày di chuyển như thế nào" với xu hướng tìm kiếm cao gấp 2 lần so với năm ngoái. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, Tin học cũng là một môn có nhiều câu hỏi khiến nhiều phụ huynh và học sinh phải tìm đến sự trợ giúp của Google như "Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào" hay "Tại sao phải mã hóa thông tin". Đáng chú ý, câu hỏi về thuật ngữ "cộp mác" gen Z cũng được nhiều người dùng sử dụng để thể nhanh chóng "bắt nhịp" với thế hệ này.

Theo Google
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.