> Các ông bầu Việt: 12 tháng đảo điên xoay vần
> SLNA chia tay trụ cột, tinh giảm lực lượng
Kết quả này diễn ra đúng ở mùa đầu tiên mà bóng đá Việt Nam có được cách mạng thực sự với sự ra đời của VPF.
12 năm chuyên nghiệp. Chưa CLB nào đủ sức nuôi sống chính mình. Số CLB có thể tự cung cấp lực lượng kế thừa cũng chỉ đếm trên một bàn tay. Bởi phần lớn ông bầu đến với bóng đá đều nhắm tới lợi ích trước mắt nào đấy.
Khi bóng đá không còn mang lại lợi ích như mong đợi, các ông bầu ùn ùn rút lui. Những lời hay ý đẹp về trách nhiệm, phận sự hay tình yêu bỗng thành lời nói gió bay.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu không có ông bầu thì bóng đá liệu có chết? Rất khó để thẳng thừng tuyên bố là không, bởi sau hơn 10 năm nhận tiền từ các ông bầu, nền bóng đá đã không còn khả năng tự đứng vững trên đôi chân mình, và bóng đá bây giờ là một ngành nghề rất tốn kém chứ không đơn giản chỉ là thú chơi như ngày xưa.
Tuy nhiên cũng không thể vì thế mà nói rằng nếu không có ông bầu thì sẽ không có bóng đá, bởi bóng đá Việt Nam tuy chưa phải “ông to bà lớn” với bạn bè quốc tế, nhưng cũng đã có lịch sử phát triển hàng mấy chục năm, và có không ít CLB Việt Nam bây giờ dù đang rất khó khăn nhưng vẫn tự xoay xở để tồn tại.
Không có ông bầu thì nguồn tiền cung cấp cho bóng đá sẽ bị ảnh hưởng, nhưng ông bầu này ra đi thì sẽ có ông bầu khác xuất hiện, bởi bóng đá, với tư cách là môn thể thao vua, vẫn có sức hút và giá trị của riêng nó, trong đó đặc biệt là giá trị quảng bá và lan toả, những yếu tố mà không một doanh nghiệp hay doanh nhân nào lại không quan tâm.
Cơn bể dâu hiện tại chính là cơ hội để đánh giá năng lực cũng như mức độ đam mê của các ông bầu còn gắn bó với bóng đá, và chỉ cần vượt qua được giai đoạn thử thách này, chỉ cần loại bỏ được những nhân tố gây bất ổn cho nền bóng đá lâu nay thì chẳng lo gì khả năng một ngày nào đó bóng đá Việt Nam sẽ lại thịnh vượng và xôm tụ hơn xưa.