Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau…
Phía sau những gương mặt ngây thơ của những đứa trẻ HIV là những câu chuyện thật buồn. Chị Nhung, Phó phòng Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) người đã gắn bó 13 năm tại đây chia sẻ: “Những đứa trẻ ở đây là những đứa trẻ bị cha mẹ vứt bỏ, bị nhiễm HIV và phải sống tách biệt với xã hội. Do vậy, các “mẹ” ở đây luôn mong muốn có thể bù đắp cho các con. Tuy nhiên, tình cảm của các cô dù lớn đến đâu cũng không thể giúp các con tránh khỏi chạnh lòng.”
Có bé chỉ mới 7 ngày tuổi đã bị bỏ rơi với những dòng chữ nguệch ngoạc của mẹ, có bé bị vứt ngay ở trước bãi tha ma, có con thì được ông bà già yếu gửi lại chăm sóc,... Có lẽ vì thiếu thốn vòng tay của cha mẹ từ nhỏ nên các bé đều tình cảm và quấn người. Các cô ở đây, ai cũng được các con coi là “mẹ”, ai cũng được các con quấn quýt yêu thương.
Giờ ra chơi ở trung tâm cũng thật náo nhiệt, bỏ qua những đau đớn về bệnh tật, những đứa trẻ “có H” cũng thật nghịch ngợm, đáng yêu như các bạn nhỏ khác. Phía bên phải là tiếng hò hét của trận đấu bóng đá trên sân của các cậu bé. Phía bên trái là hình ảnh túm tụ của những cô bé khi xem “Tik Tok” trên chiếc điện thoại “đi mượn” của mẹ. Tiếng trò chuyện, trêu trọc nhau xen lẫn tiếng cười khanh khách hồn nhiên của các em khiến chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Xa xa là tiếng nhạc phía sân khấu, nơi các em tập háo hức luyện cho buổi biểu diễn văn nghệ sẽ diễn ra vào cuối tuần.
Thế nhưng, thực tế cuộc sống không cho phép các em có những cơ hội như vậy. Đó là sự thật mà ai cũng phải xót xa: “Các cô chú ở trung tâm cai nghiện chỉ đi 2 năm là được về, còn con thì không biết đến khi nào….”, Minh Tùng tâm sự.
“Các con ở đây đều mong ước được khỏe mạnh, được hòa nhập với xã hội. Nhiều lúc tôi không biết phải mở lời như thế nào, rằng tương lai của các con hơi khác các bạn khác…. Các bạn lớn 19, 20 tuổi cũng ao ước ra bên ngoài để được học hỏi, làm việc nhưng thực tế lại quá khó khăn. Các bạn đi xin việc thường bị trả về ngay khi biết “có H” dù thù lao chỉ được trả 50.000 đồng/ngày”, chị Nhung chia sẻ.
Dù nhận được sự hỗ trợ về nhà nước và các tổ chức nhưng để các em học tập và sinh hoạt bình thường như các bạn khác là điều vô cùng khó khăn. Nhiều trường học có mong muốn để các em tham gia lớp học cùng với các bạn cùng trang lứa nhưng lại gặp phải sự phản ứng gay gắt từ các bậc phụ huynh. Một phụ huynh cho rằng: “Tôi cũng thật sự xúc động và xót xa cho các cháu nhiễm HIV. Nhưng ở cấp tiểu học, các cháu còn rất hiếu động, hoàn toàn có thể xảy ra việc đánh, cắn, nhau nên vẫn có khả năng lây nhiễm HIV. Nếu như có chuyện đó xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm?” Những ý kiến phản đối liên tục được đặt ra khiến nhà trường phải đối diện với một áp lực nặng nề.
Nhiều chuyên gia tâm lý nhận định, phản ứng của các bậc phụ huynh khi cho con học cùng những đứa trẻ “nhiễm H” là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy khả năng rất nhỏ nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn còn tồn tại. Trước tình hình này, việc học trực tuyến có lẽ là một trong những giải pháp tối ưu nhất cho các em. Với công nghệ hiện nay, các em có thể học các kiến thức mới, làm bài tập và tương tác với thầy cô và các bạn qua mạng. Tuy không thể giúp các em hoàn toàn hòa nhập với thế giới bên ngoài nhưng có lẽ các lớp học này sẽ giúp các em phần nào vươn tới những ước mơ của mình.
Người tham gia chỉ cần đăng hình hoa cúc họa mi lên trang cá nhân ở chế độ public kèm hashtag #bong_hoa_nhan_ai #alokiddy #ho_tro_tre_HIV là đã có thể đóng góp 10.000 vào Quỹ hỗ trợ giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ em HIV/AIDS của Alokiddy.
Hiện tại, chương trình đã được cộng đồng mạng hưởng ứng nồng nhiệt, rất nhiều bài viết với những lời nhắn ý nghĩa đã được gửi đến chương trình. Bạn có thể xem chi tiết chương trình tại đây.
Có lẽ phải mất rất nhiều năm nữa thì những rào cản xã hội với những đứa trẻ có mới được xóa bỏ nhưng nếu có sự chung tay của cả cộng đồng, khi càng nhiều bông hoa được trao đi thì những ước mơ của các em sẽ càng có được hi vọng đó là được học tập và cống hiến cho xã hội.