Khẩn trương khống chế, ngăn chặn và dập dịch cúm gia cầm

Khẩn trương khống chế, ngăn chặn và dập dịch cúm gia cầm
TP - Chiều 19/6, tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC), ông Bùi Quang Anh - Cục trưởng Thú y - xác nhận thêm nhiều ổ dịch cúm tái phát tại một số địa phương.
Khẩn trương khống chế, ngăn chặn và dập dịch cúm gia cầm ảnh 1
Ảnh flickr.com

Tại Ninh Bình, 3 ổ dịch vừa phát tại 2 xã Quỳnh Lưu và Thanh Lạc (huyện Nho Quan) làm 335 con vịt chết trên tổng đàn 2.850 con.

Tại Bắc Giang, dịch xảy ra trên đàn vịt gần 200 con của gia đình ông Dương Văn Mừng, thôn Nội, xã Nội Hoàng (huyện Yên Dũng).

Cục Thú y cũng cho biết, từ đầu tháng 5/2007 đến nay, dịch CGC đã tái phát tại 18 tỉnh, thành. Hà Tĩnh và Cao Bằng là hai địa phương mới nhất phát hiện dịch CGC.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, hôm qua (19/6), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn hỏa tốc (số 779) gửi các các bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành... yêu cầu: Để sớm chấm dứt tình trạng trên, khẩn trương bao vây, khống chế, ngăn chặn, dập tắt dịch CGC và không để xảy ra dịch cúm A/H5N1 ở người.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành nghiêm túc kiểm điểm và báo cáo việc thực hiện công tác phòng chống dịch CGC theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Quảng Bình: Vịt chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân

Nhiều hộ chăn nuôi vịt ở Hạ Trạch ( Bố Trạch, Quảng Bình) thông tin: Đàn vịt của họ ngay từ đầu tháng 5/2007 đã bắt đầu có hiện tượng chết rải rác. Đến thời điểm này, nhiều đàn vịt đã chết hàng loạt.

Cụ thể, đàn vịt của ông Lê Văn Trương (thôn 9, xã Hạ Trạch) có 950 con đã chết hơn 700 con. Hộ ông Lưu Đức Thắng (thôn 5, xã Hạ Trạch) có tổng số 2.500 con vịt, đến nay số vịt chết đã lên tới 450 con, số còn lại cũng khó bảo toàn được. Nhiều hộ nuôi vịt trong vùng cho hay, các đàn vịt này chưa từng được tiêm phòng dịch.

Minh Toản

UBND các tỉnh phối hợp các bộ, ngành, các BCĐ tiếp tục huy động mọi nguồn lực, thực hiện phòng chống dịch hiệu quả; Tổ chức lại công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm theo hướng tiêm phòng triệt để, đặc biệt là thủy cầm; Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đánh giá toàn diện hiệu quả tiêm phòng vắc-xin trong thời gian qua; Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm; Khuyến khích người chăn nuôi thực hiện giảm đàn trong thời gian có dịch…

* Ngày 18/6, Thành ủy TPHCM đã có Công văn số 233 yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố, các quận - huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để phòng chống sự lây lan dịch cúm gia cầm.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành địa phương có kế hoạch tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nóng” vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép ở từng địa bàn quận - huyện; tăng cường bố trí lực lượng, thường xuyên, liên tục tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật; kiên quyết không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Ban Cán sự Đảng UBND thành phố cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, bền vững, không khuyến khích nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương nếu để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, báo cáo định kỳ hàng quý kết quả Ban Thường vụ Thành ủy.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.