Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần

TPO - Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương (phường Thuận An, TP. Huế) diễn ra theo kỳ lệ 3 năm một lần. Đây là lễ hội đặc trưng mang tính tâm linh, vừa tái hiện nhiều tập tục, lễ nghi, sinh hoạt của ngư dân một làng nghề biển truyền thống miền Trung truyền đời từ hơn 500 trăm năm trước.
Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 1

Ngày 2/2 (tức 12 tháng Giêng), tại làng văn hóa Thai Dương (phường Thuận An, thành phố Huế) diễn ra lễ hội cầu ngư theo kỳ lệ 3 năm một lần (tam niên đáo lệ). Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 2

Đây là lễ hội đặc trưng vừa mang tính tâm linh vừa tái hiện nhiều tập tục, lễ nghi, sinh hoạt của ngư dân một làng nghề biển truyền thống miền Trung truyền đời từ hơn 500 năm trước. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 3

Lễ hội như nối dài thêm nhiều sinh hoạt văn hóa đậm chất truyền thống của những ngày đầu Xuân xứ Huế; thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 4

Lễ hội cầu ngư làng văn hóa Thai Dương bắt đầu bằng lễ cung nghinh và tiếp tục với các lễ cầu an, chánh tế và lễ tưởng niệm, được tổ chức thành kính, trang nghiêm. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 5

Sau khi phần lễ chánh tế kết thúc vào rạng sáng 12 tháng Giêng âm lịch (2/2) là phần hội cầu ngư Thuận An. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 6

Tại phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn mô tả những sinh hoạt nghề biển. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 7

Các em bé tham gia làm trò tại lễ hội cầu ngư Thuận An. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 8

Theo các vị bô lão phường Thuận An, lễ hội cầu ngư của địa phương có từ hơn 500 năm trước, được dân làng tổ chức đều đặn 3 năm một lần. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 9

Đến kỳ lễ hội, các hoạt động diễn ra rất sôi nổi, với sự tham gia đông đảo của người dân, du khách, đặc biệt là bà con Việt kiều là người địa phương ở tất cả các nước nhằm tìm về cội nguồn và ủng hộ tinh thần, vật lực cho lễ hội truyền thống của làng. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 10

Phần hội với các trò diễn trên cạn như múa hát truyền thống, đoàn tàu ra khơi đánh cá, cảnh buôn bán trên bờ đã tái hiện sinh động cuộc sống lao động, đời sống văn hóa của ngư dân ven biển tỉnh TT-Huế. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 11

Tại phần hội, các bô lão tung tiền và phẩm vật xuống sân đình cho các em bé hóa trang thành loài cá, mực, tôm... lượm tiền. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 12

Lúc “đàn cá” lượm tiền, các chủ thuyền khiêng một chiếc ghe tiến vào sân đình. Những người ngồi trên ghe tung lưới vây quanh đám trẻ. Trò diễn "bủa lưới" là trò trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 13

Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thủy, hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 14

Quăng lưới bắt cá dưới nước. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 15

Hoạt động được trông chờ nhất là màn đua ghe sôi động, kịch tính tại lễ hội cầu ngư Thuận An. Ảnh: Đình Hoàng

Khám phá lễ hội cầu ngư quy mô và lâu đời nhất xứ Huế, 3 năm tổ chức một lần ảnh 16

Ban tổ chức cho biết, lễ hội cầu ngư Thuận An là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên bể lặng, mùa cá tôm bội thu. Còn theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đây là lễ hội cầu ngư không chỉ có quy mô lớn nhất tỉnh TT-Huế, mà còn được đánh giá mang tính độc đáo và hấp dẫn của địa phương. Ảnh: Đình Hoàng

MỚI - NÓNG
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
TPO - Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước quả cảm, sức mạnh phi thường, mong muốn hoà bình và khát vọng cháy bỏng giành lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam.