Roger Ulrich, một nhà thiên văn học thuộc Đại học California, Los Angeles, người đã từng nghiên cứu Mặt Trời trong suốt bốn mươi năm cho biết: “Khám phá này thật đáng kinh ngạc và thú vị, nó cho biết tình trạng còn lưu lại trong quá trình Mặt Trời hình thành".
Chúng ta biết rằng những gì các nhà khoa học quan sát được được chỉ là một hiện tượng, còn thực tế của nó thì họ không biết được. Đừng nói là bốn mươi năm, cho dù có nghiên cứu đến bốn trăm năm đi nữa thì những gì nhân loại biết về Mặt Trời cũng chỉ là bề ngoài.
Vì vậy, báo cáo nói rằng ông và các nhà nghiên cứu khác đã không tìm thấy một lý thuyết hoàn hảo để giải thích hiện tượng này. Nhưng Giáo sư Juiruiqi cũng cho biết ước tính của chính ông: "Sự chuyển động quanh lõi Mặt Trời rất có thể được tạo ra từ 4,6 tỷ năm trước đây, ngay sau khi Mặt Trời hình thành”.
Các nhà khoa học suy đoán, sau khi Mặt Trời hình thành, gió của Mặt Trời làm cho tốc độ chuyển động của bề mặt chậm lại. Tốc độ chuyển động sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của vết đen Mặt Trời. Có lúc vết đen Mặt Trời còn lớn hơn cả trái đất. Vết đen Mặt Trời là vùng có năng lượng thấp của bề mặt Mặt Trời. Dưới ánh sáng nhìn thấy, vùng năng lượng thấp này tối hơn vùng xung quanh.
Hiện nay, các nhà khoa học đo nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời là 10.000 độ Fahrenheit (tương đương 5.800 SI), trong khi nhiệt độ trong lõi của nó là 29.000.000 độ Fahrenheit (tương đương 15.700.000 SI). Lõi của Mặt Trời tự quay một vòng mất khoảng một tuần, trong khi lớp bề mặt của Mặt Trời quay một vòng mất 25 ngày ở xích đạo.
Các nhà khoa học tưởng tượng mặt cắt các tầng của Mặt Trời
Các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng không gian SOHO trong suốt 16 năm rưỡi qua, nhưng vẫn chưa thể nghiên cứu triệt để được các hoạt động khác của Mặt Trời cũng như hoạt động của vết đen.
Eric Fossat, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Côte d'Azur ở Pháp, nói: "Hiện tượng lõi Mặt Trời chuyển động nhanh hơn bề mặt của nó là rất đặc biệt, chứng minh con người có thể trực tiếp đo tốc độ quay của Mặt Trời".