Theo đó, việc giảng dạy tương tác cho phép giáo viên đưa giáo trình, các yêu cầu xuống từng học sinh từ bảng tương tác điện tử thông qua máy tính bảng cá nhân. Ứng dụng hỗ trợ học sinh gửi câu hỏi tới giáo viên, tự tạo câu hỏi kiểm tra.
Qua bảng tương tác điện tử, giáo viên có thể quản lý được màn hình máy tính bảng của từng học sinh, theo dõi quá trình học tập của từng em cũng như điều hành lớp học thông minh qua tính năng Quản lý học tập.
Thầy cô giảng dạy bằng các thiết bị hiện đại.
Thầy Phạm Đức Doanh, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết: “Trường chúng tôi sẽ tận dụng tối đa lớp học thông minh vào các bài giảng phát huy lợi ích và hiệu quả trong giảng dạy của thầy và trò. Sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ hiện đại giúp sự tương tác giữa cô – trò nhanh, dễ dàng hơn nhiều”.
Là một trong những học sinh tham gia lớp học thông minh, em Trần Ngọc Anh – học sinh trường THPT Trần Phú chia sẻ: “Ban đầu chúng em hơi lúng túng khi tiếp cận các thiết bị công nghệ hiện đại nhưng sau khi được thầy cô hướng dẫn, lớp học thông minh rất thú vị, tiện lợi cho việc học”.
Chương trình thuyết trình của học sinh được thực hiện tương tác, thú vị hơn.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội đánh giá mô hình này góp phần tạo nền tảng để thực hiện giấc mơ “giáo dục công nghệ cao” và cần được nhân rộng trên toàn quốc. Phòng học thông minh gồm 50 bộ máy tính bảng Galaxy Tab S, 2 bộ màn hình LFD, máy vi tính dùng cho giáo viên, bộ kết nối internet, tủ sạc máy tính bảng với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng do Cty Samsung Điện tử Samsung tài trợ.