Khai thác khoáng sản như hiện nay dễ gây thảm họa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Đó là nhận định của ông Bùi Vĩnh Kiên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tổ chức ngày 17/1.

Theo ông Kiên, Luật năm 1996 và 2005 khuyến khích toàn dân khai thác khoáng sản. Nhưng việc khai thác một cách rầm rộ, không quy định kinh nghiệm, công nghệ, khả năng tài chính, rủi ro cho môi trường...

Năm 2010, cả nước có gần 5.000 giấy phép/2.000 DN (doanh nghiệp) khai thác khoáng sản, trong khi cơ quan quản lý vừa thiếu vừa yếu. “Có những Cty thành lập và khai thác cả chục năm trời cho đến khi sập hầm nhưng vẫn không ai kiểm tra” - ông Kiên nhấn mạnh.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến từ phía DN cho rằng việc áp dụng Nghị định 203 đang gây không ít khó khăn cho DN, nhất là việc truy thu từ năm 2011 trở lại.

Ông Phạm Quang Ngũ, Phó TGĐ Cty TNHH vàng Bồng Miêu, Tập đoàn Besra (Quảng Nam) cho biết, hiện các DN đang phải chịu cùng lúc nhiều loại thuế cùng các khoản phụ thu. Các cách tính thuế và trả thuế nói chung còn chưa thông thoáng. Hơn nữa việc triển khai Nghị định trong thời gian quá ngắn khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, nhận định: Những vướng mắc trong ban hành và triển khai Nghị định không phải lớn và có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Nguồn thu trong lĩnh vực khoáng sản hiện rất thấp so với điều kiện hiện có, do vậy Nghị định là cách để chọn lựa những DN khai thác giỏi, có tính lâu bền nhằm phát triển cho địa phương và Nhà nước. Có tới 60% DN phía Bắc có sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc, nhiều DN khai thác nhỏ lẻ, buôn bán trái phép… do đó cần những điều chỉnh về mặt pháp lý để hài hòa quyền lợi.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.