Khai thác đất trái phép

Khai thác đất trái phép
TP - Lợi dụng việc cải tạo vườn tạp, hiện nay một số Cty kết hợp với các hộ gia đình ở huyện Tân Kỳ- Nghệ An, khai thác đất vườn một cách trái phép. Hậu quả, không những gây thất thoát nguồn tài nguyên Quốc gia mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

> Quy định tù mù, quản lý tiếp tay?
> Khai thác khoáng sản núp bóng cải tạo vườn

Một số người dân địa phương phản ánh, gần đây Cty Trà Quý đã mua phần đất vườn đồi của một gia đình ở khối 3, thị trấn Lạt để khai thác đem về san lấp công trình, khu đất này trước đây được gia đình này trồng rừng với các loại cây tre, keo lai. Gia đình này không hề viết đơn xin cải tạo vườn tược hay chuyển mục đích sử dụng đất mà ngang nhiên bán.

Ngoài Cty Trà Quý, một số Cty khác cũng tự đi mua đất của nhiều hộ gia đình ở các xã lân cận.

Ông Phạm Văn Hóa, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết: Khai thác đất mà không có giấy phép khai thác là sai. Việc đơn vị tư vấn thiết kế yêu cầu lấy đất điểm này mà lại lấy ở điểm khác lại càng không đúng. Huyện sẽ cho kiểm tra, xử lý sự việc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.