Kết quả V.League: Chủ nhà gặp 'vận đen'

Hồ Khắc Ngọc in dấu giày trong cả hai bàn thắng vào lưới đội bóng cũ SLNA. Ảnh: Vnexpress
Hồ Khắc Ngọc in dấu giày trong cả hai bàn thắng vào lưới đội bóng cũ SLNA. Ảnh: Vnexpress
TPO - Đóng vai chủ nhà nhưng cả SLNA và Bình Dương đều trắng tay trước các vị khách ở vòng 10 V-League diễn ra tối 18/7.

Được chơi trên sân nhà, SLNA nhập cuộc chủ động và có bàn mở tỷ số ngay phút thứ 4. Sau quả tạt của Đình Tiến, Hồ Tuấn Tài băng vào đánh đầu hiểm hóc hạ gục thủ thành Viettel. Đây là bàn thắng thứ 3 trong 3 trận liên tiếp của Hồ Tuấn Tài cho đội bóng xứ Nghệ.

Tuy nhiên, niềm vui của đội chủ nhà không kéo dài được lâu khi để Viettel ghi hai bàn thắng liên tiếp chỉ trong hiệp một. Phút thứ 13, từ pha đá phạt của Hồ Khắc Ngọc, hậu vệ SLNA phá bóng hụt. Bùi Duy Thường chớp cơ hội tung cú sút ở cự ly gần, gỡ hòa 1-1 cho Viettel.

Tới phút bù giờ thứ ba của hiệp một, Viettel nâng tỷ số lên 2-1. Vẫn là tình huống phạt góc, Khắc Ngọc treo bóng cho Đức Chiến băng vào đánh đầu vào góc xa khung thành SLNA. Thủ môn Văn Hoàng chỉ còn biết chôn chân đứng nhìn bóng đi vào lưới.

Dẫn trước 2-1, Viettel lùi đội hình chơi phòng ngự nhằm bảo vệ thành quả trong hiệp 2. Trong khi đó, SLNA đẩy cao đội hình tấn công nhằm tìm kiếm bàn gỡ, nhưng bất lực trước hàng thủ chắc chắn của Viettel. Văn Đức, Tuấn Tài lần lượt có được cơ hội dứt điểm, nhưng đều không thắng được sự xuất sắc của thủ môn Nguyên Mạnh.

Trận đấu khép lại với thắng lợi 2-1 dành cho Viettel. Bùi Tiến Dũng cùng đồng đội vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng với 18 điểm. Trong khi đó, SLNA có 12 điểm, tụt xuống vị trí thứ 10 với trận thứ năm liên tiếp không thắng.

Ở trận đấu cùng giờ trên sân Gò Đậu, Bình Dương để thua 0-1 trước đội khách Thanh Hoá. Tiền đạo Hoàng Vũ Samson là người lập công giúp Thanh Hóa giành trọn 3 điểm ở vòng 10 V-League 2020.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.