Kết nối nông thôn

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
TP - Tôi đọc báo Tiền Phong thấy trồng cây mắc ca rất hiệu quả, xin hỏi Giáo sư nơi mua giống và khả năng phát triển tại Việt Nam ra sao? (Bạn đọc huyện Chư Sê, Gia Lai)

Mắc ca là loại cây cho quả khô quý hiếm. Nhân mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%… Trong dầu, mắc ca có trên 87% là axit béo không no, khi ăn vào giúp giảm cholesteron… Vì thế, mắc ca được mệnh danh là “hoàng hậu của quả khô”. 

Ở Việt Nam, từ năm 2002, mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm diện hẹp. Thực tế cho thấy, mắc ca rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Tây Nguyên, Tây Bắc và đem lại giá trị kinh tế - xã hội lớn, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, đến nay, cây mắc ca chưa có vị trí xứng đáng. Mỗi hécta cây mắc ca có thể cho vài trăm triệu đồng, gấp 4-5 lần trồng cao su; thậm chí có thể gấp 20 lần. 

Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, trên thế giới, hiện mắc ca có thị trường tiêu thụ rộng lớn, dự báo có thể lên tới 40 vạn tấn/năm. Nhưng sản lượng bây giờ mới chỉ khoảng 10 vạn tấn/năm, cung không đủ cầu, giá bán rất cao. 

Ở Việt Nam, qua thực tế nghiên cứu cho thấy, cây mắc ca ghép sau khi trồng 3- 4 năm đã bói quả, đến năm thứ 7 khi cây đã định hình, mỗi hécta có thể cho tới 10 tấn quả, tương đương 3 - 4 tấn hạt. Với giá bán như hiện nay, 1 ha mắc ca giá trị đạt tới 2.000- 3.000USD. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc ca. 

Hiện nay, có 2 nơi tin cậy cung cấp giống mắc ca là một công ty ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Ba Vì (Hà Nội), mỗi năm cũng chỉ cung cấp được chừng 30 vạn cây giống. Khó có giống chất lượng kém hoặc giống xấu vì tất cả các giống mắc ca ở Việt Nam hiện đều có nguồn gốc từ Úc và Mỹ, đã được chọn lọc cẩn thận. 

MỚI - NÓNG