Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Con tàu Ever Given đã được kéo ra chỗ khác để kênh đào Suez thông thoáng trở lại. Nhưng trong một diễn biến thật khó tin, hiện tàu Ever Given lại đang “mắc kẹt” tiếp, một phần nguyên nhân là vì thuyền trưởng có hành động rất oái oăm.

Kênh đào Suez đã được mở lại và tàu thuyền đã có thể lưu thông. Tuy nhiên, “nhân vật chính” trong sự cố này là con tàu Ever Given lại đang “kẹt”.

Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez đã cấm nó được rời khỏi khu vực kênh, trước khi các nhà điều tra hoàn thành việc xác định lý do khiến Ever Given làm tắc nghẽn con đường vận chuyển quốc tế suốt gần một tuần liền.

Không những vậy, Cơ quan này còn nói, họ sẽ yêu cầu bồi thường 1 tỷ đôla (hơn 23 nghìn tỷ đồng) tiền thiệt hại về mặt vật chất và tài chính do vụ tắc nghẽn gây ra, theo kênh tin tức Sada ElBalad của Ai Cập. Khoản tiền này bao gồm những chi phí đi qua kênh đào mà phía Ai Cập đã không thu được, rồi tiền cho các hoạt động của máy hút cát và tàu kéo.

Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì? ảnh 1

Phải có máy móc hút/ múc cát ra, nhằm gỡ mũi tàu Ever Given ra khỏi bờ kênh. Ảnh: Global News.

Và chừng nào chưa giải quyết xong tất cả những việc này thì tàu Ever Given phải ở lại kênh đào (trong một hồ lớn thuộc kênh này, không gây cản trở giao thông). Tức là, tàu Ever Given (hoặc cụ thể hơn là các công ty sở hữu và vận hành nó) lại đang “mắc kẹt”, nhưng lần này là… kẹt tiền.

Một vấn đề nữa cũng nảy sinh từ phía thuyền trưởng của tàu Ever Given - vị thuyền trưởng đã không hề được nhắc đến kể từ khi con tàu này gây tắc nghẽn. Theo ông Ossama Rabei, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez, thì thuyền trưởng đang thiếu hợp tác, không chịu cung cấp hộp đen hay các tài liệu để giúp các nhà điều tra tìm hiểu nguyên nhân khiến Ever Given kẹt cứng ở kênh.

Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì? ảnh 2

Tàu kéo ALP Guard (đăng ký ở Hà Lan) đến hỗ trợ giải phóng tàu Ever Given. Ảnh: Jon Dootjes/ MarineTraffic.

Ban đầu, phía tàu Ever Given đổ lỗi cho gió lớn và bão cát, tuy nhiên, các chuyên gia đều muốn biết có lỗi của con người trong sự việc này không.

“Những tai nạn nghiêm trọng thế này có lẽ không phải do một nguyên nhân đơn lẻ. Có thể cả do gió, cả do vấn đề con người, cả do lỗi kỹ thuật. Thế nên mới phải điều tra cho rõ” - ông Rabie nói trong cuộc họp báo, theo Reuters.

Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì? ảnh 3

Tàu Ever Given sau khi nổi trở lại hoàn toàn ở kênh đào Suez. Ảnh: Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez.

Ông Rabei khẳng định, phía Ai Cập cần nhận được 1 tỷ đôla tiền bồi thường. Ông nói: “Đây là quyền của quốc gia. Khoản tiền đó cần được trả”. Công ty vận hành tàu là Evergreen lại bảo, thế này thì họ không chịu trách nhiệm về việc vận chuyển chậm trễ. Công ty sở hữu tàu Ever Given là Shoei Kisen Kaisha nói, họ sẽ hợp tác để điều tra, còn nếu thuyền trưởng không hợp tác thì tàu sẽ bị tịch thu, rồi một vụ kiện dân sự sẽ đến - mà vụ kiện như thế này có thể sẽ kéo dài… hàng năm.

Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì? ảnh 4

Những con tàu đợi để được vào kênh đào Suez. Ảnh: Reuters.

Chưa ai quyết định về “số phận” của thủy thủ đoàn người Ấn Độ ở trên tàu. Chỉ có điều, với việc cứ tranh cãi về điều tra và bồi thường thế này thì có lẽ, Ever Given khó lòng mà sớm rời khỏi kênh đào Suez được.

Kênh đào Suez đã thông nhưng tàu Ever Given lại kẹt, lý do vì sao và thuyền trưởng làm gì? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?