Kẻ xấu xâm nhập lớp học trực tuyến, quấy rối học sinh: Bộ GD&ĐT lên tiếng

TPO - Sáng 13/4, Bộ GD&ĐT gửi văn bản tới các sở GD&ĐT và các nhà trường cảnh bảo việc, đã xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào lớp học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc và có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt học sinh, sinh viên trên mạng.

Theo Bộ GD&ĐT trong quá trình học sinh nghỉ học vì dịch bệnh COVID-19, đơn vị đã có hướng dẫn dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Sau đó, các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo đã tích cực triển khai, được học sinh, sinh viên (HSSV), cha mẹ HSSV hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả tốt. 

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến đã xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục và có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, HSSV trên mạng. Điều này không đảm bảo an toàn và gây tâm lý hoang mang cho người học, người dạy cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua trực tuyến. 

Để khắc phục tình trạng này, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT; các trường ĐH, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (cơ sở đào tạo) thực hiện các nội dung cụ thể.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy học qua trực tuyến, trên truyền hình theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên phải tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy, học qua Internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HSSV và cha mẹ HSSV trong dạy học trực tuyến.

Giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến tin cậy, có uy tín. Khuyến khích giáo viên sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch COVID-19.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến, trong đó hướng dẫn rõ quy trình quản lý, tổ chức một lớp học trực tuyến; các kỹ năng quản lý điều hành lớp học trực tuyến đối với giáo viên; trách nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến, nhất là các hành vi không được làm đối với người học.

Đồng thời, đề nghị phụ huynh nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ học sinh kết nối, sử dụng  phòng học trực tuyến an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian học sinh tham gia học trực tuyến và sử dụng thiết bị công nghệ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.