Kế hoạch ’đào mỏ’ ngoài vũ trụ của Mỹ
> Đá lạ từ sao Hỏa rơi xuống địa cầu
> NASA muốn 'bắt' thiên thạch làm trạm vũ trụ
> Kế hoạch phá hủy mặt trăng của NASA
Ngày 22-1-2013, Công ty vũ trụ Deep Space Industries (DSI) của Mỹ đã chính thức công bố kế hoạch khai thác khoáng sản tại các tiểu hành tinh gần Trái Đất.
Đây là công ty thứ hai có một kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Trước đấy trong năm 2012, Công ty Planetary Resources Inc ở Seattl cùng sự hậu thuẫn của Google và nhà thám hiểm, quay phim James Cameron cũng đã đưa ra một kế hoạch tương tự như vậy.
Tuyên bố của DSI cũng tiết lộ trong một hội nghị báo chí rằng, công ty đã tạo ra hạm đội thứ nhất gồm các tàu vũ trụ khảo sát tiểu hành tinh trên toàn thế giới và đã lên kế hoạch phóng một hạm đội tàu vũ trụ khảo sát tiểu hành tinh trong hệ mặt trời để săn tìm các nguồn tài nguyên.
DSI tuyên bố sẽ tạo ra một đột phá đối với lĩnh vực sản xuất trong không gian. Kế hoạch khai thác các tiểu hành tinh của DSI chia ra làm hai bước.
Đầu tiên, DSI sẽ phóng một tàu thăm dò không người lái, có biệt hiệu là “đom đóm”, chỉ với trọng lượng khoảng 25 kg vào năm 2015, bay lên không gian và thực hiện các nhiệm vụ kéo dài từ 2-6 tháng.
Bước tiếp theo DSI sẽ phóng tàu vũ trụ lớn hơn với biệt hiệu “chuồn chuồn” để thu thập mẫu và mang đưa về Trái Đất và sẽ thực hiện nhiệm vụ này trong vòng 2-4 năm.
Ông David Gump, Giám đốc điều hành DSI cho biết, “sử dụng khai thác tài nguyên trong không gian là cách duy nhất để phát triển khám phá không gian vĩnh viễn.
Hơn 900 tiểu hành tinh mới đi qua gần Trái Đất được phát hiện mỗi năm có thể cung cấp nguồn sắt cho ngành công nghiệp xe hơi Detroit. Kim loại và các nhiên liệu từ các tiểu hành tinh có thể mở rộng các ngành công nghiệp không gian trong thế kỷ này”.
Với động thái trên, DSI đang biến cuộc chạy đua khai thác các tiểu hành tinh vào một cuộc đua khốc liệt với tốc độ “song mã”. Tuy nhiên, một số nhà khoa học vẫn hoài nghi về ý tưởng khai thác tiểu hành tinh, mặc dù công nghệ mới có thể giúp khai thác các kim loại quý hiếm xuất hiện trong các khối đá vũ trụ.
Tuy tất cả các bên đều thừa nhận những thách thức lớn và rủi ro phía trước khi tiến hành công việc này nhưng họ đều cho rằng công việc này sẽ mở ra khả năng rộng lớn cả về tài chính và xã hội.
Trong khi đó, việc khai thác các tài nguyên ngoài Trái Đất vẫn còn có những vấn đề cần phải làm rõ từ mặt pháp lý. Hiệp ước không gian của Liên Hiệp Quốc năm 1967 cấm các nước chiếm hữu các vật trong không gian. Nhưng đá mặt trăng được đưa trở lại Trái đất trong chương trình Apollo được xem là thuộc về Mỹ và Nga. Cả hai cơ quan này đã bán một số mẫu vật với giá trị rất lớn.
Theo Minh Nhân
Đất Việt