“Vừa có thu nhập cao, vừa có bằng cấp”
Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phái cử lao động, Công ty CP Tập đoàn Cung ứng nguồn nhân lực JHL Việt Nam (gọi tắt JHL Việt Nam) đã kết nối thành công cho hàng chục nghìn lao động Việt Nam sang xứ Mặt trời mọc làm việc. Dù vậy, Chủ tịch JHL Việt Nam Nghiêm Quốc Hưng vẫn luôn đau đáu với bài toán giải quyết việc làm cho thực tập sinh sau khi trở về nước, đặc biệt là đời sống của công nhân hiện nay.
Công ty JHL Việt Nam hợp tác với tỉnh Thanh Hóa thực hiện đề án đưa 30.000 lao động chất lượng cao dịch chuyển quốc tế gắn với đào tạo nghề |
Theo Chủ tịch JHL Việt Nam, trong dịch COVID-19 vừa qua, hình ảnh hàng chục nghìn công nhân “đèo bòng” con nhỏ từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…vượt cả nghìn cây số về quê, vừa tránh dịch vừa mong được hỗ trợ khi không còn sinh kế ở thành phố cho thấy sự phát triển ở KCN Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề.
Dù chiếm hơn 50% lực lượng lao động của Việt Nam, nhưng công nhân luôn sống trong cảnh bấp bênh, chật vật. Với trình độ tay nghề hiện nay, họ có thể mất việc bất cứ lúc nào, trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất của xã hội khi xảy ra khủng hoảng, biến cố.
Là DN coi “giáo dục” làm cốt lõi để phát triển và có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động phái cử lao động ra nước ngoài làm việc, lãnh đạo JHL Việt Nam cho biết, thời gian tới, chiến lược của công ty sẽ tập trung vào đối tượng là công nhân tại các khu công nghiệp ở những địa phương có số lượng lớn.
JHL Việt Nam hiện là doanh nghiệp phái cử lao động hàng đầu Việt Nam |
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ chương trình phái cử trước đây, công ty đang nghiên cứu mô hình hoạt động mới, tìm hướng đi bền vững cho công nhân, làm sao mang lại nhiều giá trị hơn cho họ, đồng thời cung cấp cho các DN một nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng.
Theo đó, JHL Việt Nam sẽ liên kết với các trường đào tạo nghề uy tín trong cả nước ở các lĩnh vực để đào tạo công nhân theo diện “vừa học, vừa làm” 1 năm tại Việt Nam, với nội dung đào tạo áp dụng theo “tiêu chuẩn Nhật Bản”. Sau đó, các lao động được sang Nhật làm việc theo diện tu nghiệp sinh 3 năm. Khi trở về nước, người lao động tiếp tục được giới thiệu vào làm việc tại các DN Việt hoặc DN FDI Nhật Bản có cùng ngành nghề, tạo vòng tròn khép kín tối đa hóa giá trị lao động.
Qua làm việc với các đối tác Nhật Bản, JHL Việt Nam nhận thấy nhu cầu nhân lực của nước Nhật trong lĩnh vực du lịch, khách sạn…rất lớn. Điều này cũng tương đồng với Việt Nam khi ngành du lịch đang phát triển mạnh và các DN cũng rất “khát” nhân sự. Đặc biệt, hiện không ít tập đoàn lớn của Việt Nam đang đầu tư vào mô hình ONSEN (tắm suối khoáng nóng) Nhật Bản, nhưng để tìm lao động chuyên nghiệp có kỹ năng và kinh nghiệm để vận hành như “mò cua đáy bể”.
Để hiện thực hóa mô hình này, JHL Việt Nam đang làm việc với Hiệp hội Du lịch, khách sạn toàn nước Nhật để xây dựng ứng dụng quản lý dữ liệu, thống nhất với hiệp hội về nhu cầu nhân lực trong ngành. Công ty cũng kết hợp với Hiệp hội để xây dựng giáo trình đào tạo bám sát yêu cầu thực tiễn của DN Nhật; với phương châm “học viên học xong làm được việc ngay mà không cần phải đào tạo lại”. Cùng với đó, JHL Việt Nam cũng liên tục phối hợp với các trường nghề uy tín trong nước để lựa chọn học viên, chuyển giáo trình “tiêu chuẩn Nhật” này về cho các trường đào tạo.
“Với mô hình này, thực chất DN và nhà trường đang tuyển dụng chứ không phải tuyển sinh. Quan trọng nhất, các lao động vừa kiếm được tiền ở Nhật, vừa được đào tạo kỹ năng nghề và cấp bằng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, vừa có việc làm ngay sau khi trở về nước,”, Chủ tịch JHL Việt Nam chia sẻ.
Để đáp ứng điều kiện của công nhân, JHL Việt Nam còn xây dựng mô hình E- Learning giúp các học viên có thể vừa duy trì công việc, vừa có thể học bất kỳ lúc nào.
“Với khoảng thời gian từ 3-5 năm, chúng tôi tin những kỹ năng, kinh nghiệm mà các em học được sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc ngay ở cả Nhật Bản và Việt Nam, mang đúng nghĩa của chương trình tu nghiệp sinh. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp người lao động Việt Nam có việc làm bền vững”, lãnh đạo Công ty JHL Việt Nam nói.
Lao động ra nước ngoài phải gắn với “đào tạo nghề chuẩn quốc tế”
JHL Việt Nam hướng tới đào tạo kỹ năng nghề chuẩn quốc tế cho công nhân, giúp họ có việc làm bền vững |
Hiện nay, JHL Việt Nam đang phối hợp với tỉnh Thanh Hóa xây dựng Đề án đưa 30.000 lao động chất lượng cao đi làm việc tại Nhật theo mô hình “dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề”.
Theo đề án này, hai bên hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin về lao động, việc làm; nhu cầu tuyển dụng và khả năng cung ứng lao động theo từng năm, từng giai đoạn, từng ngành nghề, đồng thời tư vấn, hỗ trợ người lao động về việc làm sau khi trở về nước. Người lao động tham gia chương trình chỉ phải chi trả một mức phí thấp, theo quy định Nhà nước.
“Mục tiêu của chúng tôi là khi các lao động từ Nhật trở về, làm sao giúp họ có việc làm ngay trên chính quê hương của mình mà không cần phải lặn lội vào các tỉnh, thành khác để mưu sinh. Do đó, JHL Việt Nam phối hợp chặt chẽ với chính quyền các tỉnh để quy hoạch phát triển nguồn nhân lực bài bản, mang lại sự phát triển bền vững cho địa phương”, ông Hưng chia sẻ.
Dù mô hình “đào tạo nghề kép” đang trong giai đoạn hoàn thành, JHL Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các đối tác. Có không ít tập đoàn ở Việt Nam đã ngỏ lời đặt hàng tuyển dụng hàng nghìn lao động qua chương trình này khi họ trở về.
Chủ tịch JHL Việt Nam quan niệm, lao động ra nước ngoài làm việc giờ đây không còn là câu chuyện thoát nghèo, mà phải gắn với đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề. Khi có tay nghề cao, họ sẽ có thu nhập cao. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân mới được cải thiện.
Với sứ mệnh đó, JHL Việt Nam đang nỗ lực ngày đêm để kết nối với nhà sản xuất, nghiệp đoàn Nhật Bản, các trường đào tạo, cùng các Bộ, ngành, địa phương và các DN trong nước để cùng chung tay hiện thực hóa mô hình, mở rộng trên nhiều tỉnh thành như Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Bình…
Đặc biệt, trong tương lai, JHL Việt Nam không chỉ áp dụng mô hình này cho công nhân, mà còn sẽ hướng tới người nông dân. Bởi theo JHL Việt Nam, nước Nhật với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng lao động có trình độ và tay nghề cao đã giúp nông nghiệp nước này trở thành “kiểu mẫu” của thế giới. Nông dân Việt Nam cũng cần phải được học tập và tri thức hóa để tận dụng tối đa lợi thế của đất nước. Làm sao để nâng tầm chất lượng lao động Việt, đó cũng là trăn trở xuyên suốt của JHL Việt Nam.
Tập đoàn JHL Việt Nam là hệ sinh thái gồm các DN thành viên xoay quanh người lao động: Hoàng Long CMS, JHL Education, JHL Outsourcing và
JHL Invest.