Iran quyết tìm kiếm bạn hàng dầu mỏ, bất chấp Mỹ cấm vận

Hoạt động thương mại dầu mỏ vẫn được Iran duy trì bình thường, bởi đây là mặt hàng kinh tế chủ lực, trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo đang bị bao vây về nhiều mặt
Hoạt động thương mại dầu mỏ vẫn được Iran duy trì bình thường, bởi đây là mặt hàng kinh tế chủ lực, trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo đang bị bao vây về nhiều mặt
TPO - Tất cả các nước trên thế giới, dù tuân theo hay chống lại lệnh cấm vận thương mại của Mỹ, đều có thể tham gia thương mại dầu mỏ với Iran, một quan chức năng lượng cấp cao Iran tuyên bố, nhấn mạnh Tehran đang có nhu cầu tìm kiếm các thị trường dầu mỏ tiềm năng.

Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran trong năm vừa qua, tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt thương mại, nhất là nhằm vào dầu mỏ - mặt hàng thương mại chủ lực của Iran, để gây sức ép đối với nước này, trong khi vẫn chấp nhận cho tám quốc gia được phép mua dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo.

"Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác dù có bỏ qua lệnh cấm vận của Mỹ để tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ Iran, giờ cũng không còn nhu cầu mua dầu của chúng ta nữa, dù chỉ là thêm một thùng", Thứ trưởng phụ trách thương mại dầu mỏ quốc tế Iran Amir Hossein Zamaninia phát biểu trên sóng truyền hình nhà nước Iran.

Tuy nhiên, ông Zamaninia vẫn khẳng định, dù Mỹ gây áp lực đến kinh doanh dầu mỏ của Iran, song các bạn hàng tiềm năng của nước này vẫn tăng số lượng một cách đáng kể, bởi thị trường dầu mỏ giờ mang tính cạnh tranh cao, đem lại nhiều lợi nhuận. Theo ông, Washington đang tìm cách kéo mức thương mại dầu của Iran xuống bằng không, buộc Iran phải ngừng chương trình tên lửa và hạt nhận, cũng như giảm bớt quy mô quân đội và tầm ảnh hưởng của mình tại Trung Đông.

Trong một động thái có liên quan, Iran đã thúc giục các quốc gia châu Âu vẫn kiên trì theo đuổi thỏa thuận hạt nhân gây áp lực ngược lại với lệnh cấm vận của Mỹ, bằng cách sản xuất các thiết bị phục vụ công tác tài chính để thuận tiện cho việc trao đổi thương mại mặt hàng này. Ông Zamaninia cho rằng, các thiết bị này, được gọi là SPV, có chức năng thương mại đặc biệt, sẽ "giúp ích nhưng không ảnh hưởng đến quyết định của Mỹ đối với châu Âu".

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG