Iran: Chồng chặt đầu vợ 17 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vụ một ông chồng ở tỉnh Khuzestan, miền tây Iran, chặt đầu người vợ 17 tuổi một lần nữa làm dấy lên lo ngại về luật pháp Iran về tội giết người và bạo lực giới, CNN đưa tin ngày 10/2.

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA gọi vụ chặt đầu thiếu nữ hồi tuần trước là “giết người vì danh dự”. IRNA đưa tin, một đoạn video trên mạng cho thấy Sajjad Heydari đang đi dạo ở thành phố Ahvaz, thủ phủ Khuzestan, tay cầm chiếc đầu bị cắt rời của vợ mình, miệng mỉm cười.

Chính quyền địa phương đã xác nhận tính chân thực của video được chia sẻ rộng rãi trên mạng, một nguồn tin nói với CNN. Đoạn video mà CNN xem cho thấy Heydari một tay cầm dao một tay xách đầu vợ.

CNN chưa thể liên lạc với Heydari hoặc gia đình của anh ta, và không rõ liệu anh ta có luật sư hay không.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên hãng thông tấn bán chính thức của Iran FARS, mẹ của Heydari nói rằng, con trai bà đe dọa giết vợ mình trước đó và phải chịu trách nhiệm về hành vi giết người.

Thiếu nữ bị giết (người được IRNA gọi tên là Mona, và FARS gọi tên là Ghazal) đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ 4 tháng trước khi bị cha cô thuyết phục trở lại Iran, theo một cuộc phỏng vấn của FARS với mẹ chồng của cô.

Cô gái 12 tuổi vào thời điểm kết hôn với Heydari, theo IRNA. Trong một cuộc phỏng vấn với cha của cô gái, được FARS đăng tải hôm thứ Ba, ông nói ông có giấy chứng nhận hợp pháp cho phép con gái mình được kết hôn. Độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Iran là 13 đối với trẻ em gái và 15 tuổi đối với trẻ em trai.

CNN chưa thể xác nhận tuổi của Sajjad Heydari. Vợ của Heydari trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Sáu tuần trước, và bị giết ngay sau đó, theo FARS.

Iran: Chồng chặt đầu vợ 17 tuổi ảnh 1

Thiếu nữ 17 tuổi trước khi bị chồng chặt đầu. Nguồn: CNN.

Xem xét luật mới

Vụ chặt đầu vợ xảy ra chỉ hai năm sau một vụ “giết người vì danh dự” khác - một cô bé 14 tuổi bị cha giết bằng lưỡi liềm sau khi cô trốn khỏi nhà ở miền bắc Iran cùng một người đàn ông 29 tuổi.

Công tố viên Abbas Hosseini Pouya nói với FARS rằng, Heydari đã bị bắt cùng với anh trai của mình - người được cho là đã giúp anh ta phạm tội. “Bị can chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc”, Pouya nói với FARS.

Theo Pouya, những người đăng tải và chia sẻ video cũng có thể bị bắt giữ. Vụ việc đã khiến chính phủ Iran thúc đẩy việc xem xét dự thảo luật nhằm bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực gia đình, Ensieh Khazali, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề phụ nữ và gia đình, một vị trí cấp nội các, viết trên Twitter.

“Cơ quan tư pháp quyết tâm đưa ra hình phạt nghiêm khắc nhất đối với hung thủ (kẻ giết người và một đồng phạm bị tình nghi) theo quy định của pháp luật”, Khazali nói.

Nhiều năm qua, các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ Iran vận động cho sự ra đời của một đạo luật ngăn chặn “bạo lực đối với phụ nữ và truy tố những kẻ lạm dụng họ”, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết vào năm 2020.

Theo HRW, dự luật có “một số điều khoản tích cực”, bao gồm các lệnh hạn chế và thành lập một ủy ban để “soạn thảo các chiến lược và điều phối các phản ứng của chính phủ đối với bạo lực đối với phụ nữ”. Dự luật cũng yêu cầu hòa giải tư pháp trong các tranh chấp gia đình liên quan đến cha hoặc chồng.

Tuy nhiên, dự luật vẫn “thiếu các tiêu chuẩn quốc tế”, “không hình sự hóa một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới, như hiếp dâm trong hôn nhân và tảo hôn”, HRW nói.

Hadi Ghaemi, giám đốc điều hành của Trung tâm Nhân quyền Iran (ICHRI) có trụ sở tại New York (Mỹ), nói rằng, “cô dâu bị chặt đầu... có thể còn sống đến ngày hôm nay nếu chính phủ Iran ban hành luật chống lại nạn tảo hôn, và các biện pháp bảo vệ chống lại bạo lực gia đình”.

Iran: Chồng chặt đầu vợ 17 tuổi ảnh 2

Romina Ashrafi - cô bé 14 tuổi bị cha giết bằng liềm. Nguồn: CNN.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.