Iốt - Thiếu, thừa đều nguy hiểm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Dưới đây là những thông tin dinh dưỡng liên quan tới iốt và cách sử dụng iốt hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.

Iốt là một dạng muối khoáng cần thiết cho cơ thể để tổng hợp hormone tuyến giáp là thyroxine và triiodothyronine. Trong điều kiện bình thường, cơ thể chứa xấp xỉ 20-30 mg iốt, hầu hết đều được dự trữ trong tuyến giáp (ở phần trước trong cổ, dưới thanh quản). Một lượng nhỏ iốt cũng được tìm thấy trong các tuyến sữa ở vú và trong máu.

Iốt giúp hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn có hại nên được sử dụng trong công nghệ tẩy trùng vết thương trên da và làm sạch nước, có vai trò ngăn ngừa các bệnh xơ nang vú và ngăn ngừa sảy thai.

Nếu thiếu iốt, cơ thể người sẽ không thể tổng hợp những hormone tuyến giáp và làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong các tế bào, làm rối loạn các chức năng sinh lý, làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch, tim đập nhanh, có tác động xấu tới sức khỏe.

Thiếu hụt iốt ở phụ nữ mang thai sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển về thể chất, bị điếc bẩm sinh hoặc bị tổn thương não. Bướu cổ hay phì đại tuyến giáp là biểu hiện sớm nhất do nhận biết được bằng mắt thường-đây là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của việc thiếu hụt iốt.

Khó có thể hấp thu đầy đủ lượng iốt cần thiết từ thức ăn hàng ngày nên nhiều người vì lo ngại thiếu vi chất này đã tự ý bổ sung iốt bằng thuốc dẫn đến ngộ độc. Dấu hiệu của ngộ độc iốt là “rát cổ bỏng họng”, nóng trong dạ dày và đau bụng, hoa mắt chóng mặt, nhịp mạch yếu.

Thực phẩm nào chứa iốt ?

Bất cứ loài hải sản nào cũng đều là nguồn chứa i ốt dồi dào, đặc biệt là rong biển, tảo biển nhưng muối biển lại không chứa iốt. Đặc biệt là phần thân cá biển như là cá mú, cá tuyết, cá thu và các loại động vật có vỏ cứng như sò, ngao, ốc, hến chứa hàm lượng iốt vô cùng phong phú. Ví dụ như 85gr cá thu chứa tới hơn 66% iốt.

Nhưng, iốt có trong thực phẩm tự nhiên có hàm lượng rất nhỏ và hàm lượng này còn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường (như là đất trồng hay thời điểm thụ phấn). Nếu cây ăn quả và rau xanh được trồng trên đất có nguồn iốt phong phú thì sẽ chứa nhiều iốt hơn các nông phẩm khác. Một số nguồn thực phẩm có chứa i ốt thường được dùng trong quá trình chế biến thức ăn như là muối iốt, bột làm bánh mì.

Để bảo toàn lượng iốt

Iốt được tìm thấy trong thực phẩm có tên iodua, vốn là chất dễ bay hơi vì thế nếu để trong lọ hở hoặc gần bếp lửa thì sẽ làm nó bốc hơi nhanh chóng. Khi nêm nếm thức ăn đang nấu, nếu cho muối iốt vào sớm quá sẽ làm cho một phần iốt bị bay hơi. Tốt nhất khi thức ăn gần chín mới nêm vào để nhiệt độ cao không làm ảnh hưởng tới lượng iốt. Thêm vào đó, giá trị iốt có thể bị giảm đi một phần là do trong bữa ăn có các loại rau thuộc họ cải bắp và củ cải.

Ngoài ra, một số thuốc chữa bệnh và vitamin bổ sung cũng làm ảnh hưởng tới lượng iốt. Amiodarone (là một loại thuốc thông thường được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim) hoặc màu thực phẩm erythrosine (màu đỏ-được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm) đều có chứa một lượng iốt nhưng bản thân hai loại này lại phá vỡ chức năng và tác động tới hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng hấp thụ và giá trị của iốt.

Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu muối khoáng selen, bị nhiễm độc thạch tín hay thiếu hụt lượng vitamin A, E, Z và sắt cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự hấp thu iốt.

Bạn nên biết

Tổ chức y tế thế giới, UNICEF và Ủy ban Phòng chống Các bệnh rối loạn do thiếu iốt quy định hàm lượng iốt cần đảm bảo mỗi ngày là:

- Trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi: 90 mcg/ngày

- Trẻ em từ 6-12 tuổi: 120 mcg/ngày

- Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 70-150 mcg/ngày

- Nam giới: 150 mcg/ngày

- Nữ giới: 120 mcg/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 250 mcg/ngày.

Hàm lượng iốt có trong 100g thực phẩm:

- Muối iốt: 555mcg.

- Rau dền: 50mcg.

- Nước mắm: 950mcg.

- Rau cải xoong: 45mcg.

- Cá thu: 45mcg.

- Nấm mỡ: 18mcg.

- Cá trích: 52mcg.

- Khoai tây: 4,5mcg.

- Bầu dục: 36,7mcg.

- Súp lơ: 12mcg.

- Trứng: 25mcg

- Hải sản nói chung: trung bình 60-66mcg

- Các chế phẩm từ sữa, bánh mì hoặc ngũ cốc: 10mcg

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Xôn xao suất ăn cho học sinh tiểu học
Xôn xao suất ăn cho học sinh tiểu học
TP - Phụ huynh có con theo học khối Tiểu học tại Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) đăng tải hình ảnh suất ăn trưa tại trường chỉ có cơm trắng, vài miếng đậu phụ nhồi thịt, 2 miếng bắp luộc và ít canh. Đại diện nhà trường thừa nhận suất ăn chưa đảm bảo cả về chất lượng và hình thức.