Indonesia từ chối tiếp nhận máy bay do thám Mỹ

Một chiếc P-9 Poseidon của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Một chiếc P-9 Poseidon của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)
TPO - Indonesia trong năm nay đã khước từ đề xuất của Mỹ về việc cho phép các máy bay do thám biển P-8 Poseidon của Mỹ hạ cánh và tái nạp nhiên liệu, Reuters dẫn thông tin từ 4 quan chức cấp cao Indonesia nắm được vấn đề cho biết.

Giới chức Mỹ đã tiếp xúc các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Indonesia vào tháng 7 và tháng 8 năm nay trước khi đề xuất bị Tổng thống Joko Widodo khước từ, các quan chức cho biết.

Người phát ngôn của tổng thống, bộ trưởng quốc phòng và văn phòng báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Đại sứ quán Mỹ tại Jakarta chưa phản đồi đề nghị bình luận. Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi từ chối bình luận.

 Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Chính phủ Indonesia ngạc nhiên trước đề xuất này, vì Jakarta lâu nay duy trì chính sách trung lập, các quan chức nói với Reuters. Indonesia chưa bao giờ cho quân đội nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của mình.

 Những chiếc P-8 đóng vai trò trung tâm trong việc theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông, nơi Trung Quốc đang có yêu sách thái quá.

 Indonesia không phải một bên liên quan đến tranh chấp ở vùng biển giàu tài nguyên và có tầm quan trọng chiến lược, nhưng coi một phần biển Đông là của mình. Jakarta thường xuyên xua đuổi các tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc khỏi vùng biển mà Bắc Kinh cho rằng họ có quyền lịch sử.

 Trong khi đó, Indonesia có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư với Trung Quốc. Indonesia không muốn chọn phe và đang thấy báo động trước căng thẳng gia tăng giữa hai siêu cường, và cả vấn đề quân sự hóa trên biển Đông, Bộ trưởng Retno nói với Reuters hồi tháng 9.

 Dù Mỹ và các nước ASEAN chia sẻ bận tâm chiến lược trước những tham vọng của Trung Quốc, cựu đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal nói rằng “chính sách chống Trung Quốc rất quyết liệt” của Mỹ khiến Indonesia và khu vực lo lắng.

 “Cách làm đó lạc lõng. Chúng tôi không muốn bị dụ vào một chiến dịch chống Trung Quốc. Tất nhiên chúng tôi duy trì độc lập, nhưng còn có hợp tác kinh tế sâu sắc hơn và Trung Quốc giờ là nước có tác động nhiều nhất với Indonesia”, cựu đại sứ nói với Reuters.

 Ông Greg Poling, một nhà phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington, cho rằng việc tìm chỗ đỗ cho các máy bay do thám ở Indonesia là một ví dụ của việc với quá tầm một cách vụng về.

 “Nó là một chỉ dấu cho thấy những người trong chính phủ Mỹ hiểu Indonesia mức nào”, ông Poling nói.

 Mỹ gần đây dùng các căn cứ quân sự ở Singapore, Philippines và Malaysia để thực hiện các chuyến bay của P-8 trên biển Đông, các nhà phân tích quân sự cho biết.

 Trung Quốc năm nay tăng cường tập trận, còn Mỹ cũng tăng cường các hoạt động tự do hàng hải, triển khai tàu ngầm và máy bay do thám.

 Được trang bị radar tiên tiến, camera độ phân giải cao và cảm biến âm thanh, các máy bay P-8 làm nhiệm vụ vẽ bản đồ các đảo, cảnh giới trên mặt biển và dưới nước ở biển Đông trong ít nhất 6 năm qua.

 Khi mang theo phao âm và tên lửa, máy bay này có thể phát hiện và tấn công tàu nổi và tàu ngầm từ tầm xa. Nó cũng có hệ thống thông tin liên lạc để có thể điều khiển máy bay không người lái.

 Năm 2014, Mỹ cáo buộc một chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát một chiếc P-8 của họ đến mức chỉ còn cách khoảng 6m khi máy bay này đang hoạt động trên biển Đông. Trung Quốc nói rằng phàn nàn của Mỹ là “không có cơ sở”. 

MỚI - NÓNG
Xây cáp ngầm dài hơn 77 km đưa điện ra Côn Đảo
Xây cáp ngầm dài hơn 77 km đưa điện ra Côn Đảo
TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, ngay trong tháng 12 Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo sẽ được triển triển khai. Dự kiến trong quý IV/2025 điện sẽ ra đến Côn Đảo.