Tờ ABC hôm nay, 28/11 dẫn lời Thống đốc Bali (Indonesia), ông Made Pastika cho biết khoảng 150.000 người sẽ phải sơ tán khỏi khu vực bán kính 10km tính từ miệng núi lửa Agung để tránh nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp núi lửa phun trào. Quá trình sơ tán có thể kéo dài tới môt tháng. Ảnh: AP
Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) cho biết việc sơ tán đang được tiến hành một cách trật tự, tránh gây hoảng loạn. Ảnh: AP
Núi lửa Agung đang tiếp tục phun ra những cột khói cao hàng nghìn mét, trong khi dung nham đang dâng lên nhanh chóng. Tiếng nổ từ miệng núi lửa có thể nghe thấy từ vị trí cách xa 12km. Khu vực xung quanh chân núi lửa hiện đang chìm trong tro bụi đen kịt. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Jakarta, ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên BNPB cho biết khoảng 22 ngôi làng và 90.000 đến 100.000 cư dân sẽ bị ảnh hưởng bởi tro bụi núi lửa. Ảnh: AFP
Khoảng 40.000 người đã được di tản, nhưng còn 60.000 người khác cũng cần rời khỏi khu vực nguy hiểm. Ảnh: AFP
Trung tâm nghiên cứu Núi lửa và Địa chất Indonesia cảnh báo quá trình núi lửa phun trào có thể sẽ khiến những hòn đá có kích thước to bằng nắm tay bắn xa từ 8 đến 10km trong vòng ba phút. Ảnh: AP
Cơ quan vận tải đường bộ Indonesia cho biết đã triển khai 100 xe buýt tới sân bay Bali và đến các bến phà để hỗ trợ du khách mắc kẹt. Ảnh: Reuters
Khoảng 500 hành khách đã di chuyển đến sân bay trên đảo Java, nhưng phần lớn hành khách vẫn ở lại Bali với hy vọng sân bay sẽ sớm đi trở lại hoạt động. Ảnh: AFP
Khoảng 500 hành khách đã di chuyển đến sân bay trên đảo Java, nhưng phần lớn hành khách vẫn ở lại Bali với hy vọng sân bay sẽ sớm đi trở lại hoạt động. Ảnh: Reuters
Lần cuối cùng núi lửa Agung có đợt phun trào lớn là năm 1963, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong vòng một năm. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: AFP
Ảnh: AP