Huỷ thầu dự án cáp ngầm ở Thái Bình Dương để ngăn Trung Quốc tham gia

0:00 / 0:00
0:00
Chiếc máy bay chở cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay ở Micronesia hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Reuters)
Chiếc máy bay chở cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay ở Micronesia hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Reuters)
TPO - Một dự án thuộc Ngân hàng thế giới vừa bị huỷ thầu sau khi các chính phủ đảo quốc ở Thái Bình Dương nhận được cảnh báo của Mỹ về sự tham gia của công ty Trung Quốc có thể gây rủi ro cho an ninh.

Công ty Mạng cáp biển Huawei, giờ được đổi tên thành HMN Tech (với phần lớn cổ phần thuộc về công ty điện tử cáp quang Hengtong niêm yết ở Thượng Hải) đã nộp hồ sơ dự thầu dự án trị giá 72,6 triệu USD với giá thấp hơn 20% so với giá mà các bên dự thầu khác như công ty cáp biển Alcatel thuộc tập đoàn Nokia Phần Lan và NEC Nhật Bản đưa ra, các nguồn tin cho biết.

Hệ thống cáp ngầm Đông Micronesia được thiết kế để cải thiện điều kiện thông tin liên lạc ở các đảo Nauru, Kiribati và Micronesia bằng cách đặt một hệ thống cáp xuống biển với công suất truyền tải lớn hơn vệ tinh.

Hai nguồn tin nắm được hoạt động đấu thầu nói với Reuters rằng dự án này đang bế tắc vì những quốc đảo này lo ngại nguy cơ an ninh khi HMN Tech dự thầu. Hệ thống này dự kiến sẽ kết nối với cáp quang nhạy cảm dẫn đến Guam, hòn đảo nơi Mỹ đặt nhiều tải sản quân sự.

“Không có cách nào để loại bỏ Huawei dự thầu nên cả ba bên thầu đều bị coi là không đủ điều kiện”, một nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cho biết HMN Tech có lợi thế để thắng thầu nhờ những điều khoản được đánh giá cao, vì thế bên mời thầu phải tìm các kết thúc đấu thầu.

Ngân hàng Thế giới nói trong thông cáo gửi Reuters rằng họ đang làm việc với các bên liên quan đề xác định bước đi tiếp theo.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các quốc gia nên tạo ra môi trường kinh doanh không phân biệt để các công ty, kể cả từ Trung Quốc, có thể tham gia.

Trong quá trình mời thầu, Washington đã gửi công hàm cho Micronesia để nêu quan ngại của mình. Micronesia và Mỹ đã có các thoả thuận quốc phòng từ nhiều năm trước.

Công hàm nói rằng các công ty Trung Quốc gây đe doạ an ninh vì họ buộc phải hợp tác với những cơ quan tình báo và an ninh của Trung Quốc. Bắc Kinh luôn bác bỏ cáo buộc này.

Washingon đang thúc ép các chính phủ trên thế giới hạn chế sử dụng thiết bị viễn thông của những hãng Trung Quốc như Huawei vì cáo buộc công ty này hỗ trợ Bắc Kinh do thám.

Có quan hệ gần gũi với Úc và là một đồng minh của Đài Loan (Trung Quốc), Nauru ngay từ đầu đã nêu quan ngại khi công ty Trung Quốc dự thầu.

Kiribati có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh trong những năm gần đây. Hai bên đang lên kế hoạch nâng cấp một đường băng ở quốc đảo này.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG