Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tiếp tục chương trình Phiên họp 16, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Báo cáo về kết quả xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phục vụ triển khai thực hiện Chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, đến hết tháng 8 năm 2022, 231 văn bản khác nhau đã được ban hành để quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung về cơ chế, chính sách và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Hầu A Lềnh, đây là một chương trình mục tiêu quốc gia mới, mang quan điểm đầu tư tổng thể nên Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi rất đa dạng về nội dung chính sách, hình thức triển khai, trong khi quy mô đầu tư cho từng chính sách nhỏ với nhiều định mức quy định khác nhau…

Vì thế, đã đề xuất một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ cuối năm 2022 và năm 2023 như đôn đốc một số bộ, cơ quan Trung ương khẩn trương hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo ưu tiên tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp; hướng dẫn triển khai các hoạt động đầu tư đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch…

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, sau gần một năm việc xây dựng, ban hành văn bản quy định về cơ chế, chính sách vận hành Chương trình đã cơ bản được hoàn thành. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện chậm.

Đã có 50/50 địa phương đã triển khai thực hiện Chương trình đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 ở cấp tỉnh. Hiện 30 địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa thành lập Ban Chỉ đạo cấp. Qua đó cho thấy, một số bộ, ngành đôi lúc thiếu quyết liệt, thiếu chủ động, chưa chấp hành nghiêm hướng dẫn của Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ cần đánh giá, phân tích làm rõ nguyên nhân, đồng thời xác định vai trò, trách nhiệm trong việc chậm trễ triển khai thực hiện Chương trình.

Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm

Giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, nguyên nhân là do thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn; việc phân cấp rất mạnh cho các địa phương; sự phối hợp chưa đồng đều… Bộ sẽ tiếp tục phối hợp Ủy ban Dân tộc rà soát các văn bản đã ban hành để kịp thời sửa đổi và có các giải pháp cụ thể để giải ngân hết các nguồn vốn này.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, Bộ Tài chính đã xây dựng cơ chế chính sách, thông tư kinh phí sự nghiệp từ tháng 3/2022; đồng thời phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kinh phí của năm 2022 là 5.429 tỷ đồng. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các cơ quan của Chính phủ sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội kiểm tra, giám sát, nếu cơ chế, chính sách đã ban hành gặp vướng mắc trong tổ chức thực hiện sẽ nghiên cứu để sửa đổi kịp thời.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc triển khai Chương trình đang chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đến nay, văn bản hướng dẫn mới cơ bản hoàn thành, tuy nhiên còn một số văn bản của tiểu dự án vẫn chưa được ban hành. Việc phân bổ vốn đầu tư tính đến tháng 6/2022 Chính phủ mới trình Quốc hội nhưng vẫn chưa phân bổ hết; chưa bố trí đủ vốn đối ứng, nhiều tỉnh chưa thành lập ban chỉ đạo, tiến độ giải ngân vốn cho chương trình đến thời điểm này mới đạt hơn 7%.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ thành lập Ban điều phối Trung ương là phù hợp nhưng cũng cần rà soát kỹ, tổ chức Hội nghị toàn quốc để đôn đốc triển khai; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện Chương trình.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.