Cơ thể của chúng vẫn đang trong quá trình phát triển, tiếp xúc với các chất độc trong khói thuốc lá khiến chúng có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nặng và có thể cản trở sự phát triển của phổi. Hút thuốc lá thụ động ở trẻ em là nguyên nhân gây ra nhẹ cân khi sinh, hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS), hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, và các bệnh khác.
Nhẹ cân khi sinh
Hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân gây ra nhẹ cân ở trẻ sơ sinh cũng như các vấn đề sức khỏe khi chúng lớn lên. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm giảm cân nặng sơ sinh ở cả những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ không hút thuốc lá và có hút thuốc lá. Ở những người hút thuốc lá, nguy cơ nhẹ cân sơ sinh cao gấp 3,4 đến 4 lần. Trung bình, 1 trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá sẽ có cân nặng nhẹ hơn 170g đến 200g. Hơn nữa, trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá thụ động có cân nặng sơ sinh dưới 2,500g cao hơn 22%.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) được định nghĩa là cái chết đột ngột của trẻ sơ sinh và khi khám không tìm ra nguyên nhân cụ thể của cái chết. SIDS là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sau sơ sinh ở các nước phát triển. Tiếp xúc với khói thuốc lá trong khi mang thai và sau khi sinh là yếu tố nguy cơ lớn gây ra SIDS. Tại California, năm 2000, khoảng 10% các trường hợp SIDS (21/222) là do khói thuốc.
Vấn đề về đường hô hấp
Cơ quan Bảo vệ Môi trường thuộc Hoa Kỳ (EPA) đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản và viêm phổi. Người ta ước tính rằng khoảng từ 150.000 đến 300.000 trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong một năm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi là do tiếp xúc với khói thuốc lá, trong đó có khoảng 7.500 đến 15.000 dẫn đến nhập viện.
Trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc khả năng phải nhập viện với ít nhất một triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trong năm đầu tiên cuộc đời tăng 50% khi so sánh với trẻ sơ sinh với các bà mẹ không hút thuốc. Trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc trong cùng một phòng có nguy cơ nhập viện cao hơn 56% so với trẻ có mẹ hút thuốc trong một căn phòng riêng biệt. Nguy cơ nhập viện này tăng lên 73% nếu người mẹ hút thuốc trong khi giữ trẻ và 93% nếu người mẹ hút thuốc khi đang chăm sóc trẻ.
Hen suyễn
Những cơn hen suyễn có lẽ là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng đáng kể mức độ nghiêm trọng bệnh hen suyễn cũng như tần số các cơn suyễn. Theo EPA, ước tính có khoảng 200.000 đến 1.000.000 trẻ em bị bệnh suyễn có tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn vì tiếp xúc với khói thuốc lá.
Trẻ em có mẹ hoặc bà hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn. Trẻ em có mẹ hút thuốc trong thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trong năm đầu tiên của cuộc đời, và những đứa trẻ mà mẹ bỏ hút thuốc trước khi mang thai cho thấy không có nguy cơ gia tăng. Tại Mỹ, từ 8.000 đến 26.000 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn hàng năm, và nguy cơ này cao gấp đôi đối ở những trẻ có mẹ hút ít nhất 10 điếu thuốc một ngày. Từ 400.000 đến 1.000.000 trẻ em bị hen có tình trạng bệnh trở nên tồi tệ bởi việc tiếp xúc với khói thuốc - các cơn hen đến thường xuyên hơn và đặc biệt nghiêm trọng. Theo các số liệu điều tra, tại Việt Nam cứ 10 trẻ em thì có 3 em mắc bệnh hen.
Viêm tai giữa
Hút thuốc lá thụ động ở trẻ nhỏ chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai cấp tính và bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây ra gánh nặng về tài chính mà còn gây suy giảm thính lực cho trẻ về lâu dài. Là người khiếm thính khi còn nhỏ, sẽ rất dễ gây ra câm và không có khả năng học hỏi. Đặc biệt, bệnh viêm tai giữa mãn tính thường gặp cao hơn 20-50% ở những trẻ em tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường.
Vấn đề sức khỏe khác
Khói thuốc được chứng minh có mối liên hệ với sự gia tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe, bao gồm ung thư ở trẻ nhỏ, bệnh khí thũng ở tuổi trưởng thành, chức năng khứu giác suy yếu (cảm giác về mùi), và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như hồng cầu hình lưỡi liềm.
Nguồn: Nghiên cứu thực trạng tiếp xúc khói thuốc lá tại gia đình của bệnh nhi đến khám và điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai.