Hướng dẫn khởi tố hình sự với các tội liên quan BHXH, BHYT, BHTN

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ công bố Nghị quyết 05/2019 hướng dẫn áp dụng 3 điều trong Bộ Luật Hình sự 2015 về các tội danh liên quan tới BHXH, BHYT, BHTN.
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ công bố Nghị quyết 05/2019 hướng dẫn áp dụng 3 điều trong Bộ Luật Hình sự 2015 về các tội danh liên quan tới BHXH, BHYT, BHTN.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối vừa ban hành Nghị quyết 05/2019 hướng dẫn áp dụng 3 điều trong Bộ Luật Hình sự 2015 về các tội danh liên quan tới Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN).

Giải pháp hiệu quả giảm nợ, chiếm dụng bảo hiểm

Trước tính trạng nợ, trốn đóng và gian lận về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ Luật Hình sự 2015 bổ sung 3 tội danh, gồm: Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT, và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự vẫn còn nhiều quy định định tính, chung chung và có cách hiểu khác nhau, cần có sự hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất. Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 05/2019. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/9/2019.

PTGĐ BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, dù BHXH Việt Nam đã có nhiều giải pháp như tuyên truyền, thanh kiểm tra, chuyển sồ sơ sang cơ quan chức năng xử lý hình sự... Tuy nhiên, tình trạng nợ, trục lợi BHXH của người lao động còn phổ biến, trục lợi quỹ BHYT còn diễn ra ở nhiều địa phương và xu hướng phức tạp hơn. Tới hết tháng 7/2019, số nợ BHXH, BHYT còn trên 6.000 tỷ đồng, tại hơn 55.000 đơn vị, với hàng trăm nghìn người lao động bị ảnh hưởng.

Dù Bộ Luật Hình sự đã quy định các tội danh trên, nhưng lần đầu áp dụng nên còn thiếu thống nhất, cần hướng dẫn để thực hiện. Do đó, với Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng Thẩm phán, các vướng mắc về quy trình, trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đã được hướng dẫn rõ ràng. Đồng thời, việc xử lý các vi phạm trước ngày 1/1/2018 cũng được hướng dẫn trong Nghị quyết này.

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ cũng nhận định, việc xử lý nợ, trốn đóng BHXH rất khó khăn, dù đã đưa vào Luật Hình sự. Dù luật có hiệu lực, nhưng việc điều tra, tuy tố, xét xử các tội danh trên gặp không ít khó khăn, chưa xử lý được. Do đó, Nghị quyết 05 là hành lang pháp lý để các cơ quan điều tra, tuy tố, BHXH thực hiện nhiệm vụ của mình. “Bất kể ai hay tổ chức nào phát hiện các vi phạm liên quan tới BHXH, BHYT, BHTN đều có tố giác với cơ quan chức năng, không cần ủy quyền qua công đoàn khởi kiện như trước đây”, ông Tuệ nói.

Giải thích rõ và không hồi tố

Theo Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng Thẩm phán, một số thuật ngữ liên quan tới BHYT đã được hướng dẫn thống nhất, như định nghĩa về lập hồ sơ giả; Lập hồ sơ bệnh án khống; Kê đơn thuốc khống; Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh; Chi phí khác; Giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT; Thẻ BHYT được cấp khống; Thẻ BHYT đã bị thu hồi, bị sửa chữa... 

Với một số hành vi liên quan tới BHXH, BHYT, BHTN, Nghị quyết 05/2019 cũng giải thích rõ. Như hành vi Trốn đóng bảo hiểm, là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng cho người lao động nhưng không đóng, đóng không đầy đủ. Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN là trường hợp cố ý không kê khai, hoặc kê khai không đúc thực tế việc đóng. Không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng, hoặc đầy đủ hồ sơ, nhưng không đóng cho người lao động. Không đóng đầy đủ là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương của người lao động, nhưng chỉ đóng 1 phần tiền BHXH, BHYT, BHTN.

Nghị quyết trên cũng làm rõ quy định về một số tình tiết định khung hình phạt, như có tình chất chuyên nghiệp; Dùng thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt; Phạm tội 2 lần trở lên; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động 

Về các tội trên nhưng thực hiện trước 0h ngày 1/1/2018 (khi các điều trên chưa có hiệu lực). Nghị quyết hướng dẫn, các hành vi này sẽ không xử lý về hình sự quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau.

Cụ thể, trường hợp chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì xử phạt hành chính. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tố chức bị xử phạt cô tinh trốn tránh, trì hoãn thực hiện sẽ thực hiện cưỡng chê thi hành. Trường hợp gây thiệt hại cho người lao động, cơ quan BHXH hoặc tổ chức cá nhân khác, thi người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu câu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo luật tố tụng dân sự.

Không coi việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trôn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trước ngày 1/1/2018 là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự. Nghị quyết xác định tư cách tố tụng của cơ quan BHXH trong các tội trên là bên bị hại...

Theo BHXH Việt Nam, tới hết tháng 7/2019, số nợ BHXH, BHYT còn trên 6.000 tỷ đồng, tại hơn 55.000 đơn vị, với hàng trăm nghìn người lao động bị ảnh hưởng.

MỚI - NÓNG