Hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 Hà Nội

TPO - Tiền Phong đăng tải hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019- 2020, do các chuyên gia kênh tuyển sinh 24/7 thực hiện.
Hướng dẫn giải đề thi Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 Hà Nội ảnh 1  
1 Phần I: 1. - Sang thu được sáng tác bằng thể thơ: 5 chữ. - Hai tác phẩm viết theo thể thơ 5 chữ: + Ánh trăng. + Mùa xuân nho nhỏ. 2. - Giác quan: + Khứu giác: hương ổi + Xúc giác: gió se + Thị giác: sương chùng chình - Cảm xúc, tâm trạng của tác giả qua hai từ “bỗng”, “hình như”: + “Bỗng”: thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng khi mùa thu đến mà không báo trước. + “Hình như”: tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ trước tín hiệu thu về. 3. - Tác dụng biện pháp nhân hóa qua câu “sương chùng chình qua ngõ”. + Biện pháp nhân hóa gợi hình ảnh màn sương mỏng nhẹ, đặc trưng của mùa thu bắc bộ, gợi lên không gian làng quê thanh bình, yên tĩnh. + Phép nhân hóa còn khiến màn sương như có hồn, có thần thái cũng biết xao xuyến, chậm chai, dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ. Đó cũng chính là tâm trạng, cảm xúc của con người khi đứng trước cửa ngõ mùa thu. => Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc. 4. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp. - Sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán. Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Giới thiệu chung * Phân tích - Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh  nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1. - Vẫn là nắng, mưa, sấm chợp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt + Đã vơi ần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ + Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần => Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời. * Tổng kết Như vậy sang đến khết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. 2 1.

- Phép liên kết: Phép nối
- Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết: Nhưng
2.

- Khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” có những cách ứng xử: + bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.

+ gồng mình vượt qua. 3.

Yêu cầu:

- Văn phong rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, đặt câu.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

1. Giới thiệu vấn đề: Hoàn cảnh khó khăn cũng chính là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.

2. Bàn luận vấn đề

* Giải thích:
- Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó.

=> Trong hành trình đi đến thành công không phải ai cũng gặp may mắn, chúng ta tất yếu sẽ gặp khó khăn, vấp ngã mà buộc phải đứng dậy và vượt qua. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó con người sẽ khám phá ra nhiều năng lực của bản thân.

* Biểu hiện: Khi làm một công việc nào đó ta gặp trở ngại, vấp ngã không thể hoàn thành. Trong một bài toán không tìm ra lời giải, trong một bài văn không định hướng được cách làm,…

* Ý nghĩa vai trò của khó khăn với con người:
- Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?
+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.

+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân.
 
+ Gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân.

+ Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc.

+ Gặp khó khăn sẽ giúp ta nhận ra những thiếu sót của bản thân để sửa chữa, trau dồi.
* Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán.

- Đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.

- Liên hệ bản thân: đứng trước khó khăn, em sẽ làm gì: nên chủ động, dũng cảm đối diện và tìm cách vượt qua, không bỏ cuộc giữa chừng ...

3.Tổng kết

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định: ở Phần I, đề thi hỏi về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Các câu hỏi đều kiểm tra các kiến thức cơ bản, với những dạng hỏi khá quen thuộc như xác định thể thơ, phân tích tác dụng của phép tu từ … Câu 4, yêu cầu viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối bài, chiếm trọng số điểm cao nhất của đề thi, đòi hỏi các em trình bày bài không chỉ đủ ý, mạch lạc mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức đoạn văn, về phần tiếng Việt.

Tuy nhiên, điểm mới rất đáng chú ý trong đề thi năm nay là ở Phần II của đề thi, thay vì một đoạn văn được trích ra từ một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 thì lại là một văn bản nghị luận bàn về cách ứng xử của các bạn trẻ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Đây có thể là một bất ngờ với các thí sinh nhưng đoạn văn bản dùng làm ngữ liệu để hỏi trong đề thi lấy nguồn từ sách giáo khoa Ngữ văn 9, các câu hỏi xoay quanh việc kiểm tra các kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc hiểu và nghị luận xã hội tương đối quen thuộc nên các em cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn – thầy Hùng nhận xét.

Nhìn chung đề thi năm nay có điểm mới so với đề thi năm ngoái ở chỗ: Cấu trúc và barem điểm được điều chỉnh từ 6/4 sang 7/3;  ngữ liệu được mở rộng không chỉ trong các văn bản chính thức học sinh được học trong sách giáo khoa, tuy nhiên ngữ liệu vẫn nằm trong sách. Câu hỏi liên quan đến nghị luận xã hội cũng mang tính mở hơn, yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ của cá nhân, có tính liên hệ thực tiễn.

Cô Đỗ Khánh Phương, Giáo viên Ngữ văn tại HOCMAI cũng cho biết: “Đề thi năm nay có nhiều thay đổi so với năm trước, tính phân loại của đề thi hợp lí hơn do việc thay đổi trong việc sử dụng ngữ liệu, cách thức ra đề thi. Ở phần 2: Đoạn văn gây bất ngờ vì không nằm trong văn bản đọc hiểu nhưng lại nằm trong phần luyện tập sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 trang 11 và là đoạn nghị luận xã hội. Điều này sẽ tránh được tình trạng học tủ của học sinh”.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.