Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, những rủi ro cần lưu ý

0:00 / 0:00
0:00
Khai thác khoáng sản là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đem lại nhiều tiềm năng và lợi nhuận trong tương lai cho các doanh nghiệp. Cùng với đó thì hoạt động chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản trong những năm gần đây diễn ra khá phổ biến.

Tuy nhiên thực tế cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản rất dễ xảy ra tranh chấp mặc dù hoạt động này đã được quy định rõ trong Luật Khoáng sản và các luật liên quan. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi tham gia hợp đồng này? Những phân tích, tư vấn của Luật sư Hoàng Đạo, Đoàn Luật sư Hà Nội đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn xung quanh vấn đề này.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, những rủi ro cần lưu ý ảnh 1

Trước tiên xin cảm ơn LS Nguyễn Hoàng Đạo đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thực tế hiện nay có rất nhiều dự án khai thác khoáng sản được chuyển giao thông qua hợp động chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Vậy ông có thể cho biết hoạt động này đang được điều chỉnh và quy định trong các văn bản pháp luật nào thưa ông?

Vâng, hiện nay, có một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này đó là.

- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm2010.

Khoản 1, Điều 51 tổ chức, các nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản.

Khoản 2, Điều 53 điều kiện để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Bộ luật dân sự 2015 đối với những quy định về hợp đồng dân sự

Vâng, vậy nếu chiếu theo các quy định hiện hành của Luật khoáng sản thì để một dự án khai thác khoáng sản có thể chuyển nhượng được thì cần phải hội tụ đủ những điều kiện như thế nào về dự án cũng như chủ thể đang sở hữu quyền khai thác dự án đó thưa ông?

Để một dự án khai thác khoáng sản có thể được chuyển nhượng, thì dự án khai thác khoáng sản đó phải đáp ứng đủ điều kiện đó là

- Tổ chức cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải xác định tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải là tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản và được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

- Tính đến thời điểm chuyển nhượng, Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và hoàn thành hết tất cả nghĩa vụ khác nếu có, như bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Ngoài ra tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, những rủi ro cần lưu ý ảnh 2

Còn về phía bên nhận chuyển nhượng họ cũng cần phải lưu ý những điểm gì khi tiếp nhận lại một dự án khai thác khoáng sản để có thể tránh được những rủi ro cho mình thưa ông?

Để có thể hạn chế rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân tiếp nhận cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Đề án khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ là công việc và nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải làm khi nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Cho nên trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, cần đọc kỹ đề án khai thác của doanh nghiệp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản trước.

- Cần lưu ý về thời hạn còn hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản, bởi thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản có thể lên tới 45 ngày, nếu thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản còn quá ngắn, thì thời gian cá nhân, tổ chức khai thác sẽ càng ngắn. Có thể khiến cho doanh nghiệp chưa thu hồi vốn mà thời hạn khai thác của dự án đã hết.

- Tính toán kỹ lưỡng về chi phí chuyển nhượng, thời gian tiếp nhận dự án, chi phí bỏ ra và khoản lợi có thể thu được từ dự án trước khi ký hợp đồng. Bởi nhiều doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và đưa vào hoạt động xong, thì mới thấy tiếp tục khai thác cũng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không nhiều.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, những rủi ro cần lưu ý ảnh 3

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.