Hồn tre Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thông qua các hiện vật trưng bày tại chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”, du khách hiểu biết thêm nhiều về đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc bản địa nơi đây.

Trong thời gian từ 19/4-31/5, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp cùng Bảo tàng và Home stay Ama H’Mai tổ chức trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”. Chuyên đề giới thiệu đến công chúng 109 hình ảnh, 55 hiện vật, câu chuyện, sản phẩm làm từ tre, nứa của các dân tộc đang sinh sống tại Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, bố trí thành 3 chủ đề: Nghề đan lát thủ công truyền thống; nhạc cụ dân gian làm từ tre nứa; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

“Trước đây, các bảo tàng tư nhân, nhà sưu tập tư nhân giúp, hỗ trợ một số hiện vật để trưng bày một số chuyên đề do Bảo tàng Đắk Lắk chủ động. Lần này là lần đầu tiên chúng tôi phối hợp được với bảo tàng tư nhân trong việc suy nghĩ tìm ra chủ đề chung và hiện vật hai bên đều rất phong phú, câu chuyện kể liên hoàn với nhau", ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk cho hay.

Hồn tre Tây Nguyên ảnh 1

Nghệ nhân Y Thứ chia sẻ nghề đan lát truyền thống

Ngồi một góc trong Bảo tàng Đắk Lắk, nghệ nhân Y Thư Niê (SN 1949, thành phố Buôn Ma Thuột) đang miệt mài đan gùi. Ông chia sẻ, từ xưa, dân tộc bản địa biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có của thiên nhiên như tre, nứa…để chế tác ra nhiều vật dụng: gùi, giỏ, chúm bắt cá, sàng, mẹt…phục vụ đời sống vật chất và tinh thần. Gùi không chỉ là vật dụng sinh hoạt mà còn là món quà quý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho con cháu trong gia đình. Bên cạnh đó, nhạc cụ dân tộc làm bằng tre, nứa có một vị trí quan trọng trong hầu hết các nghi lễ theo vòng đời người cũng như các nghi lễ theo chu kỳ canh tác nông nghiệp.

Hồn tre Tây Nguyên ảnh 2

Du khách tham quan, tìm hiểu về vật dụng tre nứa của đồng bào Tây Nguyên

“Ngoài nét đẹp văn hóa truyền thống, hiện nay, những sản phẩm tôi làm từ tre nứa, được nhiều người nơi khác đặt hàng hoặc đến tận nhà mua. Tùy từng vật dụng lớn nhỏ có giá khác nhau. Chiếc gùi lớn có giá 500.000 đồng/cái, nhỏ 200.000 đồng/cái…góp phần mang lại thu nhập, nâng cao đời sống bà con”, nghệ nhân Y Thư cho biết.

“Qua trưng bày lần này, chúng tôi mong muốn giới thiệu, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng trong cuộc sống đương đại”. ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk

Theo ông Mẫn Phong Sơn, chủ sở hữu Bảo tàng và Home stay Ama H’mai, chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên” được 2 bảo tàng ấp ủ từ lâu. Ban tổ chức hy vọng, thông qua các hiện vật trưng bày giới thiệu để công chúng hiểu biết thêm về đời sống vật chất và tinh thần, sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, bàn tay tài hoa khéo léo của những người đàn ông trên mảnh đất cao nguyên hùng vĩ này.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.