Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9

Trưng bày chuyên đề "Ngày độc lập 2/9" khai mạc sáng 18/8. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Trưng bày chuyên đề "Ngày độc lập 2/9" khai mạc sáng 18/8. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
TPO - Hơn 150 hiện vật, tư liệu được sắp xếp thành những góc kể chuyện về Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày độc lập 2/9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Lễ khai mạc diễn ra sáng 18/8 tại khu trưng bày 25 Tông Đản, Hà Nội.

TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, những người thực hiện trưng bày đã dày công chọn lựa hơn 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu để trưng bày thành hai chủ đề kể chuyện Ngày độc lập.

Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 1

TS. Nguyễn Văn Đoàn (trái), Giám đốc Bảo tàng và ông Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL tại lễ khai mạc trưng bày

Chủ đề Sức mạnh dân tộc giới thiệu những tư liệu, hiện vật tiêu biểu gồm: sưu tập nghị quyết, chỉ thị, báo chí, truyền đơn, vũ khí, cờ..., thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, đoàn kết một lòng, tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công.

Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 2 Góc sưu tầm nghị quyết, văn kiện thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Chủ đề thứ hai: Ngày Độc lập 2/9, giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về sự kiện ngày 2/9/1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiêu biểu là các hình ảnh, tài liệu, hiện vật: Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Quốc kỳ, Quốc ca, Hiến pháp, sưu tập tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giấy bạc cụ Hồ) cùng ký ức, câu chuyện kể của một số nhân chứng lịch sử.
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 3 Bản "Tuyên ngôn độc lập" do Hồ Chủ tịch viết. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Đặc biệt, lần đầu tiên trưng bày giới thiệu hai cuốn sổ tay ghi chép các công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 2/9/1945 đến 17/10/1945.
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 4 Lần đầu tiên trưng bày giới thiệu hai cuốn sổ tay ghi chép các công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 2/9/1945 đến 17/10/1945. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
“Thông qua trưng bày, Bảo tàng lịch sử quốc gia mong muốn góp phần giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về mốc son lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giá trị của độc lập, tự do… để từ đó góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, TS. Nguyễn Văn Đoàn nêu. Tại lễ khai mạc, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tiếp nhận thêm hiện vật hiến tặng.
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 5 Trưng bày nhiều hiện vật quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH

Một số hình ảnh tại trưng bày chuyên đề "Ngày độc lập 2/9":

Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 6 Vũ khí thô sơ của nhân dân tham gia Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 7 Chiếc bàn Bác ngồi viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 8 Bộ quần áo kaki Bác Hồ mặc trong nhiều sự kiện quan trọng. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 9 Chiếc micro Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 10 Báo Nam Bộ tường thuật về lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Hơn trăm hiện vật và tư liệu quý kể chuyện Ngày độc lập 2/9 ảnh 11 Góc ký ức của các nhân vật đặc biệt về ngày 2/9 trong đó có bà Nguyễn Thị Bích Thảo, sinh năm 1925 - Hội viên Hội phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu, người may cờ cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945; Bà Lê Thi, sinh năm 1926 - Người kéo cờ Tổ quốc trong Lễ Độc lập, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội. Ông Phạm Hồng Cư, sinh năm 1926 - Đội viên Trung đội Tự vệ chiến đấu Cứu quốc thành Hoàng Diệu trực tiếp tham gia bảo vệ Lễ Độc lập, ngày 2/9/1945; Archimedes L.A. Patti - Why Vietnam Tại sao Việt Nam, Người dịch: Lê Trọng Nghĩa. NXB Đà Nẵng, tr.495.
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.