Lâm Đồng:

Hơn 1.400 cây gỗ bị chặt 'bí ẩn' nằm la liệt trên đồi

Cả khoảnh rừng bị chặt trắng.
Cả khoảnh rừng bị chặt trắng.
TPO - Hơn 1.400 cây gỗ bị đốn hạ nằm la liệt trên các quả đồi, trong đó có những cây rất lớn với đường kính gần cả mét. Diện tích rừng bị tàn phá lên tới 7 ha.

Ngày 28/6, cơ quan chức năng cho biết do quy mô vụ phá rừng ở Tiểu khu 543 (thuộc địa bàn Tôn K’Long, xã Quảng Trị, Đạ Tẻh, Lâm Đồng) quá lớn nên Công an tỉnh đã vào cuộc, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm để điều tra xử lý.

Vụ phá rừng được phát hiện vào ngày 8/6. Bước đầu, Công an huyện Đạ Tẻh cùng ban ngành chức năng thống kê có gần 7 ha rừng bị tàn phá. Số lượng gỗ bị đốn hạ hơn 1.400 cây gỗ từ nhóm 5 đến nhóm 8 (đường kính mỗi cây từ 10-80 cm) với khối lượng hơn 440 m3. 

Con đường mòn độc đạo từ đường lớn rẽ vào Tiểu khu 543 bị các lâm tặc đem cây rừng ra rào chắn ngổn ngang để bít lối. Mục đích nhằm ngáng trở đường truy đuổi của lực lượng chức năng nếu việc phá rừng bị phát hiện. riêng lâm tặc dễ bề tẩu thoát bằng những đường ngang lối tắt trong rừng.

Hơn 1.400 cây gỗ bị chặt 'bí ẩn' nằm la liệt trên đồi ảnh 1 Nhiều cây có đường kính lớn bị cưa hạ.

Điều lạ là vẫn còn hàng trăm cây gỗ nằm chết khô tại hiện trường chứ không bị xẻ thành phách lấy gỗ tuồn đi tiêu thụ như những vụ triệt hạ cây rừng khác. Một số cán bộ và người dân địa phương cho rằng mục đích của lâm tặc là phá rừng để lấy đất sản xuất sau đó sang nhượng. Đang có tin đồn trục đường cao tốc Long Thành - Đà Lạt sẽ cắt ngang qua khu vực này khiến giá đất tăng vọt.

Tiểu khu rừng này nằm trong vùng rừng rộng gần 3.900ha do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh quản lý. Theo lãnh đạo Công ty, vùng rừng này đã được giao cho 13 hộ tại thị trấn Đạ Tẻh nhận khoán quản lý và bảo vệ.  

Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng nghiêm trọng này.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.