Hôm nay, gần 580.000 thí sinh dự thi

Thí sinh làm thủ tục nhận phòng thi trường Đại học Văn hóa Hà Nội ngày 8/7. Ảnh: Như Ý
Thí sinh làm thủ tục nhận phòng thi trường Đại học Văn hóa Hà Nội ngày 8/7. Ảnh: Như Ý
TP - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có 575.188 thí sinh đến dự thi đợt 2 sáng nay, trên tổng số 761.753 thí sinh đăng ký dự thi. Theo thông lệ, sẽ còn nhiều thí sinh đến sáng 9/7 mới đến làm thủ tục. Đợt này, các thí sinh sẽ thi khối B, C, D và năng khiếu.

Thí sinh dự thi nhiều trường giảm

Đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ này diễn ra trong hai ngày 9 và 10/7. Sáng 8/7 các thí sinh làm thủ tục dự thi đợt 2. Ở nhiều trường, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục thi giảm đáng kể.

ĐH Y khoa Hà Nội năm nay giảm tới 9.000 hồ sơ sự thi (hơn 30%); trường này tuyển 1.000 chỉ tiêu từ nhiều năm nay.

ĐH khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tổ chức thi khối B cho toàn ĐHQG Hà Nội có tổng số 3.050 thí sinh và chỉ có 1.833 thí sinh đến làm thủ tục dự thi (hơn 60%), thấp hơn năm trước. ĐH Ngoại ngữ của ĐHQG Hà Nội cũng chỉ có 61% số thí sinh đến làm thủ tục.

Trăn trở mở ngành

Ngành y, một ngành không chỉ là tâm điểm chú ý của đợt thi khối B mà còn là điểm nóng của điểm chuẩn, của sự mở ngành đào tạo “cởi mở” hiện nay. Về điểm chuẩn cao hàng top của trường y nhiều năm nay, ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Hà Nội khẳng định: Đó là điều đáng mừng, vì sản phẩm đầu ra của trường là những người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sinh mệnh con người và việc nhiều thí sinh điểm cao trượt ĐH Y là một “cuộc chơi” sòng phẳng và lành mạnh.

Các thí sinh phải lượng sức mình khi đăng ký dự thi bởi nếu trượt, khả năng tìm kiếm ngành đào tạo tuyển khối B là khá hạn chế. Trước câu hỏi, nhiều thí sinh điểm cao trượt trường y sẽ lãng phí nguồn lực thì vì sao ngành y không tuyển thêm, ông Hinh nói: Hiện nay, nhân lực ngành y không thiếu và vấn đề chính hiện nay là các trường không chuyên đào tạo y khoa cũng xin tăng chỉ tiêu và đào tạo.

Hôm nay, gần 580.000 thí sinh dự thi ảnh 1

Giám thị coi thi đang kiểm tra thông tin của thí sinh tại hội đồng thi trường ĐH Văn hóa - Hà Nội sáng 8/7. Ảnh: Như Ý

Ông Hinh đặt vấn đề: ĐH Y có nhiều thầy giỏi, có bao công văn chỉ đạo của Bộ Y tế, có thầy làm ở bệnh viện mà việc thực tập của sinh viên còn gặp khó khăn thì không biết các trường khác sẽ đào tạo y khoa thế nào, đảm bảo chất lượng thế nào? Ông Hinh nói: Ở các nước, ngành y phải do nhà nước nắm, trường ĐH công lập đào tạo. Ở nước ta, trường tư cũng đào tạo! Đây là vấn đề cần xem lại.

Kỳ thi 2 trong 1, ai tổ chức?

Khi các thí sinh vẫn đang thi tài đọ sức ở phòng thi thì trước mắt các thầy đã nghĩ đến phương hướng tuyển sinh của những năm tiếp theo. Theo Bộ GD&ĐT, vì các trường chưa kịp chuẩn bị nên Bộ tiếp tục tổ chức thi “ba chung” và tháng 9/2014, các trường phải trình phương án tuyển sinh riêng để bàn bạc và quyết định phương hướng tuyển sinh.

Tiến tới 1 kỳ thi có 2 mục đích chính là đề tài được bàn tán nhiều nhất và gây băn khoăn nhiều nhất trong các nhà tuyển sinh. Về điểm này, Hiệu trưởng ĐH Y cho rằng, kỳ thi 2 mục tiêu là một ý tưởng sáng suốt, tiết kiệm tiền của cho toàn xã hội, nhưng, không thể quay lại kiểu thi xưa cũ ở các địa phương... Muốn giải bài toán kỳ thi 2 trong 1, ông Hinh nói, phải giải được các bài toán: Ai tổ chức thi, thi ở đâu và phải đảm bảo được sự nghiêm túc tuyệt đối như kỳ thi ba chung.

Còn lại, những vấn đề như mục tiêu tốt nghiệp, mục tiêu tuyển hoàn toàn giải quyết được bằng đề thi; nếu để từng trường tổ chức thi, ai cũng tổ chức thi thì kinh khủng lắm, ông Hinh nói.

Nhiều trường có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục thấp

Ngày 8/7, ngày làm thủ tục dự thi đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) đợt 2, nhiều trường ĐH tại TPHCM có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục khá thấp, có trường dưới 70%.
Cụ thể: ĐH Công nghệ TPHCM đạt 69,4%; ĐH Hoa Sen đạt 67,35%; ĐH Nguyễn Tất Thành 66,9%; ĐH Quốc tế Hồng Bàng 60,04%, ĐH Ngân hàng TPHCM 66,11%...
Các trường có tỷ lệ trên 70% là ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đạt 74,1%; trường ĐH Luật 75,84%; ĐH Mở TPHCM 71,69%; ĐH Công nghiệp TPHCM 75,39%; ĐH Tài chính- marketing đạt 77%...

Nguyễn Dũng

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.