Thông thường, vấn đề dẫn đến hôi miệng phần nhiều là do sâu răng, bệnh về răng lợi, khoang miệng không vệ sinh sạch sẽ, chứng khô miệng, loét miệng vv. Trong đó đặc biệt là chứng khô miệng xảy ra nhiều ở người già bởi vì ban đêm bài tiết ít nước bọt, làm cho vi khuẩn trong khoang miệng không dễ được nước bọt tẩy rửa nên tạo ra hôi miệng.
Bên cạnh đó, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh chịu ảnh hưởng của thay đổi hoóc môn cũng sẽ dẫn đến hơi thở có mùi.
Bên cạnh đó, y học hiện đại đã chứng minh rất nhiều loại bệnh như bệnh gan, phổi, thận, dạ dày cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Nếu muốn thoát khỏi hôi miệng hãy tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.
Mùi tanh hôi- ung thư phổi
Viêm nhiễm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính, áp xe phổi, viêm phổi, phổi khí thũng thậm chí ung thư phổi đều dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau.
Người bị lao phổi, khí quản, phế quản phình to thường có miệng hôi tanh mùi máu. Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và khí thở thường có mùi tanh hôi.
Khi môn vị hẹp hoặc tắc nghẽn, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ sinh ra mùi chua hôi thối và thoát ra qua khoang miệng. Ảnh minh họa: Internet
Mùi mục nát- bệnh viêm đường hô hấp trên
Các viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng... đều sẽ bài tiết nhiều dịch chứa protein, một phần sẽ thoát qua nước mũi, phần còn lại chảy vào trong họng từ đường mũi. Những chất nhầy này bám dính lại ở cuống lưỡi hoặc họng sẽ sinh ra mùi hôi như mùi mục nát.
Mùi chua - bệnh dạ dày
Khi môn vị hẹp hoặc tắc nghẽn, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ sinh ra mùi chua hôi thối và thoát ra qua khoang miệng.
Nhiễm trùng nấm men
Tình trạng này còn có tên gọi khác là tưa miệng, vì nó ảnh hưởng đến miệng và tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng được tạo ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans, sinh sống tự nhiên trong miệng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là gây ra mùi khó chịu cho hơi thở và các đốm trắng ở cổ họng.
Người bị lao phổi, khí quản, phế quản phình to thường có miệng hôi tanh mùi máu. Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và khí thở thường có mùi tanh hôi. Ảnh minh họa: Internet
Cơ thể thiếu kẽm
Khi bạn ăn chế độ ít kẽm hoặc cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ kẽm, bạn có thể sẽ trải qua một “hương vị” không mấy dễ chịu trong miệng. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa thiếu chất kẽm và mùi hôi miệng, nhưng họ tin rằng đó là do kẽm làm tăng mức độ gustin – một loại protein kiểm soát vị giác.
Tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi khó chịu.
Căng thẳng cao độ
Tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra xerostomia, hay còn gọi là khô miệng, và nó chính xác là làm giảm lượng nước bọt trong miệng. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ về vấn đề tiêu hóa mà nó còn chống lại những vi khuẩn xấu trong miệng. Vì vậy, khi không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc các vị kì lạ trong miệng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi khó chịu. Ảnh minh họa: Internet
Mùi quả táo thối- ngộ độc axit pyruvic bệnh tiểu đường
Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, chất béo trong cơ thể phân giải sẽ sinh ra ketone body (chất tạo xeton), trong đó α-Ketoglutaric acid sẽ phát ra một mùi như quả táo chua thối.
Khi ngửi thấy mùi khí này, nồng độ chất tạo xeton trong cơ thể người bệnh đã rất cao, gần hoặc đạt tới mức độ ngộ độc chứng ketone của người bị tiểu đường, lúc này cần kịp thời đi khám, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Mùi khai nước tiểu- nhiễm độc niệu
Mùi khai nước tiểu là hơi thở đặc trưng của người bị bệnh thận hoặc viêm thận mãn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn suy yếu chức năng thận mạn tính (trước đây được gọi là nhiễm độc niệu), do không có nước tiểu, một số chất độc tố không thể đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại ở trong máu, từ đó sẽ làm cho luồng khí thở ra của người bệnh có mùi hôi như nước tiểu, đây là tín hiệu bệnh đang đi theo chiều hướng nghiêm trọng.
Mùi thối của chất đào thải - suy gan
Khi gan bị suy, chức năng trao đổi của gan suy yếu, chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi thối có vị ngọt như mùi của chất đào thải, cũng được gọi là “mùi của chết chóc”. Khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút còn dẫn đến mùi hôi miệng như mùi táo thối.