Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5 diễn ra cuối tháng 9 vừa qua đã tiếp nối những sự kiện trong giao lưu văn hóa và ngành xuất bản giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Phóng viên báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thu Trang – Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books, người đã tham gia tất cả các kì hội chợ này và đã có 10 năm kinh nghiệm khi làm việc với các đơn vị xuất bản tại Hàn Quốc về các xu hướng mới của ngành xuất bản.
Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 1
Chị Nguyễn Thu Trang - Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books.

Chào chị Nguyễn Thu Trang, chị có thể cho biết những đánh giá tổng quan về Hội chợ sách Hàn Quốc lần thứ 5 tại Hà Nội vừa qua?

Chị Nguyễn Thu Trang: Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội năm nay có 20 đơn vị xuất bản từ Hàn Quốc tham dự, và phía Việt Nam là 26 đơn vị. Đây là hội chợ sách Mini, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, và Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp Văn hóa Xuất bản Hàn Quốc (KPIPA) tổ chức thường niên từ năm 2017 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây các đơn vị xuất bản của hai nước sẽ gặp gỡ trực tiếp 1:1 một cách tập trung để trao đổi giao dịch mua bán bản quyền. Phía Hàn Quốc luôn có sự thay đổi việc mời các nhà xuất bản tham dự mỗi kì hội chợ, nên đây là cơ hội rất lớn để các nhà xuất bản, công ty sách tại Việt Nam có dịp trao đổi nhanh chóng và thuận lợi với giới xuất bản Hàn Quốc.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 2

Hình ảnh tại Hội chợ sách Hàn Quốc lần thứ 5 (29 và 30/9/2022).

Được mời tham dự hầu hết các kì Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị đánh giá thế nào về mức độ hiệu quả của công tác tổ chức cũng như các cuốn sách được xuất bản sau mỗi kì hội chợ?

Chị Nguyễn Thu Trang: Tôi đánh giá đây là một hội chợ nhỏ nhưng lại có tính hiệu quả cao và cơ hội dành cho tất cả các nhà xuất bản, công ty sách ở Việt Nam. Nếu không có hội chợ này, chúng tôi thường gặp gỡ đối tác Hàn Quốc tại các hội chợ quốc tế lớn như tại Frankfurt vào tháng 10, tại Bologna vào tháng 4, tại Bắc Kinh vào tháng 8 hay Hội chợ sách Quốc tế Seoul diễn ra vào tháng 6 hằng năm. Và tất nhiên ở những hội chợ lớn việc tìm hiểu về ngành xuất bản của một nước khác sẽ không được tập trung như tổ chức tại chính nước chúng ta.

Hơn nữa, theo như tôi quan sát, tính hiệu quả của Hội chợ này cũng rất cao khi nhiều tác phẩm best- seller của Hàn Quốc đã được mua bản quyền và phát hành rất nhanh sau mỗi kì tổ chức. Bản thân chúng tôi cũng giao dịch được nhiều đầu sách thiếu nhi bán chạy tại các hội chợ này ví dụ như bộ sách dành cho thanh thiếu niên Smart Girls gồm 11 cuốn.

Theo thống kê từ phía ngành xuất bản Hàn Quốc con số các nhà xuất bản có lượng phát hành thực tế ở đất nước này là hơn 7.000 đơn vị, con số tham dự mỗi kì hội chợ được chọn lọc từ 20-30 đơn vị, nên còn rất nhiều cơ hội cho việc hợp tác xuất bản giữa hai nước.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 3

Trao đổi 1:1 diễn ra tại Hội chợ.

Vậy chủ đề xuất bản mà phía Hàn Quốc giới thiệu tại Hội chợ sách lần này là gì?

Chị Nguyễn Thu Trang: Theo như tôi nhận định, các công ty xuất bản tham dự lần này đều thuộc nhóm về sách thiếu nhi, giáo dục và văn học. Đây cũng là những thể loại sách có sự gần gũi trong văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam. Những đầu sách mà phía nước bạn giới thiệu lần này đều phù hợp với nền xuất bản của chúng ta. Sau các kì hội chợ và giao lưu trực tiếp tôi thấy rằng về phía nước bạn đã bắt đầu nắm bắt được tình hình chung của thị trường xuất bản tại Việt Nam cũng như xu hướng đọc sách của người Việt.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 4

Chị Nguyễn Thu Trang và Ông Lee Gu – Yong (Giám đốc điều hành của KL Management, đơn vị đã xuất khẩu nhiều cuốn sách văn học best-seller tại Hàn Quốc ở Việt Nam như: Hãy chăm sóc mẹ, Hố đen sâu thẳm, Người du hành ban đêm, Cửa hàng tiện lợi bất tiện)

Chị đánh giá thế nào về các trào lưu xu hướng trong ngành xuất bản tại Hàn Quốc hiện nay và nó có tác động gì đến độc giả ở Việt Nam hay không?

Chị Nguyễn Thu Trang: Theo như tạp chí K- Book Trends giới thiệu trong tháng 10 này và cũng như cá nhân tôi quan sát, có một cơn sốt về dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” đang rất thịnh hành tại quốc gia này, và ngay lập tức những tác phẩm ăn khách nhất của họ cũng đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam cùng thời điểm. Tôi đánh giá đó là sự nhanh nhạy và khẩn trương trong công tác giao dịch bản quyền và xuất bản của chúng ta. Dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” rất phù hợp cho độc giả mọi nơi nhất là thời kì hậu Covid-19.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 5

Hai cuốn sách bán chạy nhất thuộc dòng sách đang tạo nên cơn sốt “Tiểu thuyết chữa lành” của Hàn Quốc đã có phiên bản tiếng Việt.

Theo phân tích của cây bút Park Dong-mi, mỗi khi con người trải qua những thời kì khó khăn, các “thiết bị” để động viên họ đều lần lượt ra đời. Và có lẽ “tiểu thuyết chữa lành” là phần trong đó. Bạn đọc hiện đại được bao quanh bởi tất cả những “thứ tốt” được hiển thị trên mạng xã hội với vô vàn những video có nội dung, luôn bận rộn và mệt mỏi đến mức không làm được gì.

“Điều này có nghĩa rằng họ không có đủ năng lượng để mong chờ những cuộc vui kịch tính trong các tiểu thuyết hay theo đuổi các giá trị nghệ thuật nữa. “Tiểu thuyết chữa lành” đối với họ là đủ, những người mong mỏi những câu chuyện chậm rãi và những cảm xúc êm đềm, diễn ra tại những nơi thân thuộc như hiệu sách, cửa hàng tiện lợi, thư viện, studio… chỉ để nhắn nhủ rằng họ đang làm rất tốt, và những người khác cũng đều đang trải qua điều gần giống như vậy”, cây bút Park Dong-mi chia sẻ.

Và những cuốn sách best–seller tại Hàn Quốc thuộc dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” hiện nay cũng được giới thiệu ở Hội chợ lần này. Tôi hi vọng rằng các cuốn văn học hư cấu như vậy sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Việt trong thời gian sắp tới. Bởi độc giả Việt Nam cũng rất cần những liều thuốc tinh thần như vậy, hơn nữa đó cũng là cơ sở để các tác giả Việt học tập nước bạn, tạo ra những đột phá mới cho ngành xuất bản trong nước.

Cảm ơn chị.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.