Học thiết kế đồ hoạ sẽ làm gì?

0:00 / 0:00
0:00
Học thiết kế đồ hoạ sẽ làm gì?
TPO - Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ngành Thiết kế đồ hoạ nhiều lĩnh vực cần và quan trọng có thể được làm việc xuyên biên giới. 

Nói về ngành Thiết kế đồ họa, PGS. TS Đỗ Văn Dũng cho hay hết các lĩnh vực như thời trang, may mặc, tiêu dùng, các sản phẩm giải trí…đều có liên quan đến ngành thiết kế đồ họa nên cơ hội việc làm của ngành nghề này rất lớn. PGS. Dũng khẳng định học thiết kế đồ họa còn làm ở lĩnh vực công nghệ in, bao bì, quảng cáo, truyền hình...

"Như ngành công nghiệp điện ảnh hiện nay rất cần những người thiết kế đồ họa, các phim hoạt hình của Walt Disney, toàn bộ các hoạt cảnh bên trong giống như thật đều là sản phẩm của thiết kế đồ họa. Rất nhiều người ngồi ở Việt Nam mà có thu nhập 100.000 đôla/năm khi ký hợp đồng vẽ một nhân vật hoạt hình trong phim ở các công ty nước ngoài" - PGS. TS Đỗ Văn Dũng cho hay.

PGS. Đỗ Văn Dũng cho biết thêm đến nay nhiều thí sinh vẫn chưa hiểu được cách thức xét tuyển ĐH nên đăng ký quá ít hoặc quá nhiều nguyện vọng. Nhiều thí sinh còn chưa nắm chắc quy tắc xét tuyển các nguyện vọng của các trường. Ví dụ như có thí sinh thắc mắc cùng một ngành, nguyện vọng 3 của thí sinh này có bình đẳng với nguyện vọng 1 của thí sinh khác hay không? PGS. Dũng nhắc lại nguyên tắc trong lần xét tuyển đầu tiên, các trường sẽ xét tất nguyện vọng của thí sinh vào 1 ngành nào đó dựa vào điểm, không dựa vào thứ tự nguyện vọng thí sinh đăng ký.

Sau khi phần mềm chạy sẽ ra điểm chuẩn tạm thời và tiếp tục chạy phần mềm lọc ảo ở các trường trong nhóm lọc ảo. Nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ bị xóa tên ở tất cả các nguyện vọng còn lại. Trường hợp thí sinh rớt nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 sẽ được tính là ưu tiên 1, rớt nguyện vọng 2 thì nguyện vọng 3 trở thành ưu tiên 1… Phần mềm sẽ chạy đến khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký trúng tuyển vào mức điểm chuẩn phù hợp.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, điểm chuẩn trúng tuyển các năm luôn biến động, thường xuyên dao động hình sin. Thông thường những năm nào điểm chuẩn vào một ngành nào đó cao thì năm sau nhiều em sợ, không dám đăng ký vào nên điểm chuẩn hạ xuống. Ngược lại, những ngành có điểm chuẩn thấp các em ùa vào đăng ký thì điểm chuẩn lại tăng lên. Tất nhiên, mức điểm chuẩn còn phụ thuộc vào số chỉ tiêu của ngành đó.

PGS. Dũng còn chia sẻ "bí quyết" đăng ký xét tuyển vào những ngành gần, ngành mới mở thường dễ trúng tuyển hơn.

Ví dụ ngành công nghệ thông tin hiện đang được rất nhiều thí sinh chọn nên điểm chuẩn thường rất cao. Trong khi có những ngành gần thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin như khoa học dữ liệu, thương mại điện tử, kỹ thuật phần mềm… nhưng điểm chuẩn thấp hơn 1-2 điểm. Những ngành này thị trường lao động có nhu cầu cao.

MỚI - NÓNG