Học sinh làng chài 'lấy cá bò đổi sách vở' cho năm học mới

Các học trò “Chanchu” bóc cá bò để kiếm tiền mua sách vở trước năm học mới.
Các học trò “Chanchu” bóc cá bò để kiếm tiền mua sách vở trước năm học mới.
11 năm trước cơn bão Chan Chu đã lấy đi của các em gia đình, để đến nay, ngoài việc tự mình mưu sinh, những đứa trẻ mồ côi không còn cách nào khác.

Tại làng xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, những đứa trẻ mồ côi ấy thường được gọi là học trò Chanchu. Cơn bão khắc nghiệt cuốn đi gia đình và niềm vui tuổi thơ, suốt 11 năm nay, cuộc đời của các em là những ngày dài khốn khó.

Để kiếm sống, công việc quen thuộc và dễ nhất với các em là bóc cá bò. Mỗi ký cá bóc xong sẽ được 6.500 đồng. Em Nguyễn Thị Thúy Lực (15 tuổi) được mọi người nhận xét là người giỏi nhất xưởng khi đóng khuôn được hơn 10 kg cá/ngày.

Không chỉ giúp mưu sinh, công việc này còn có ý nghĩa lớn hơn: “Cha mất từ khi em biết nói, các anh chị em đều đã nghỉ học. Trong gia đình, chỉ còn một mình em được đi học nên em phải ráng làm để có tiền sắm sửa sách vở cho năm học mới”, Lực chia sẻ.

Suốt mấy tháng nay, để chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018, xưởng cá Kim Vân luôn tấp nập những nhân công nhí ở mọi lứa tuổi. Gần 50 em học trò Chanchu miệt mài bóc cá bò từ 6h đến tối khuya mới chịu ra về.

Bà Nguyễn Thị Viên Vân - chủ cơ sở - bày tỏ sự xót xa: “Lúc đầu, tôi không nhận vì các em còn quá nhỏ. Nhưng vì các em năn nỉ quá và hoàn cảnh cũng thực sự khó khăn, nếu không nhận thì các em không có tiền để phụ mẹ”.

Càng gần năm học mới, xưởng cá càng đông các em học sinh làm việc. Em nào cũng miệt mài chăm chú để bóc được càng nhiều cá càng tốt. “Nhiều em khóc xin tôi làm thêm bù mấy bữa trời mưa để có tiền may quần áo”, bà Vân - một chủ cơ sở cá bò khác kể.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.