Học sinh được hướng nghiệp ngay từ bậc tiểu học?

Lấy ý kiến về việc học sinh được hướng nghiệp ngay từ tiểu học
Lấy ý kiến về việc học sinh được hướng nghiệp ngay từ tiểu học
TPO - Bộ GD&ĐT vừa có Dự thảo thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, quy định, học sinh được giáo dục hướng nghiệp từ bậc tiểu học.

Theo thông tư, mục đích công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm nhằm giúp người học tự nhận thức về khả năng, sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân.  Có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để phát huy được năng lực định hướng nghề nghiệp, việc làm phù hợp; Am hiểu về các ngành, nghề, việc làm trong xã hội. Đồng thời, nâng cao khả năng nhận thức của người học về việc làm, nắm bắt thông tin, xu hướng dịch chuyển của thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp; Giải quyết vấn đề tìm việc làm của người học.

Đối với cấp tiểu học quy định nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội. Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như:  Kỹ năng quản lý bản thân; Kỹ năng xã hội; Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng. Phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.

Điều 6, Dự thảo Thông tư quy định các hình thức triển khai gồm: tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp.

 Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học. Tổ chức tư vấn, đánh giá năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Theo đó, học sinh được cung cấp cho các kiến thức, kỹ năng cơ bản về đổi mới sáng tạo gồm các nhóm: Công dân tích cực; Đổi mới sáng tạo; Công nghệ; Tư duy tài chính. Hướng dẫn học sinh sử dụng các kỹ năng đổi mới sáng tạo trong học tập, rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực bản thân và vận dụng trong học tập, hoạt động trải nghiệm, hoạt động cộng đồng phù hợp nhận thức, hiểu biết của học sinh.

Về hình thức triển khai, thông qua các bài học tích hợp, lồng ghép kiến thức về đổi mới sáng tạo vào các môn học chính khóa và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục.  Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo ngoài giờ chính khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động tại cộng đồng, hoạt động phối hợp với các đối tác.  Tổ chức các hoạt động, cuộc thi để thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu về đổi mới sáng tạo, công nghệ cho học sinh, tối thiểu 1 lần/năm học.

Dự thảo quy định, các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm để triển khai các công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh. Giáo viên kiêm nhiệm công tác này chủ trì tham mưu hiệu trưởng xây dựng kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Bộ GD-ĐT xin ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 11/11/2020.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.