Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau khi chấn chỉnh hoạt động của các trạm fan, mới đây, giới chức Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục đưa ra quy định siết chặt hoạt động bán vé vào cửa các buổi biểu diễn, nhạc hội... Nhiều người cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng không ít đến những buổi biểu diễn của các sao Hoa ngữ. Không còn "cò vé", liệu các fan có dễ dàng lấy được một tấm vé để gặp trực tiếp idol của mình hay không?

Báo Thương mại Bắc Kinh cho biết bộ tiêu chuẩn này sẽ do Hiệp hội Ngành Biểu diễn Trung Quốc soạn thảo, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc phê duyệt. Theo đó, các hệ thống bán vé sẽ được mã hoá một cách thống nhất, đồng thời các thông tin như địa điểm, tổng hợp dữ liệu bán vé, số liệu đã được phân tích và giao diện dịch vụ... cũng sẽ được thu thập, ghi nhớ và quản lý.

Đáng chú ý, hệ thống này còn tập trung vào các chức năng như mua hoặc chuyển nhượng vé bằng tên thật, nhằm hạn chế tình trạng bán vé giả, "phe vé", "cò vé" đến mức tối đa.

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 1

Bản tin thời sự trên kênh CCTV13 cho biết Bộ Văn hoá và Du lịch Trung Quốc đã phê duyệt một bộ tiêu chuẩn về hệ thống bán vé của các buổi biểu diễn.

Những năm gần đây, tình trạng "phe vé" (tiếng lóng là "hoàng ngưu") vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối tại C-Biz. Khi thần tượng mở concert, fan meeting, một bộ phận fan đã dùng đủ mọi cách để "cướp vé" trên trang web chính thức nhưng vẫn không thành công. Lợi dụng việc này, các "hoàng ngưu" đã dùng đủ mọi cách để có được tấm vé đó, sau đó bán lại với giá gấp đôi, có khi là gấp ba, gấp năm lần cho fan nhằm thu lời, trục lợi.

Giới "cò vé" thường sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc hoặc dùng các phần mềm tự động để "săn vé" dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách "săn" thủ công này không có hiệu quả lớn, số vé họ lấy được cũng không nhiều. "Cò vé" thường đứng trước nơi tổ chức buổi biểu diễn để bán vé sang tay trực tiếp cho fan, lợi nhuận tuy nhiều nhưng cũng không đáng kể khi so với giới "cò vé cao cấp".

Những người làm "cò vé cao cấp" thường có "chân trong" trong các công ty bán vé. Họ dựa vào quan hệ, lợi nhuận để lôi kéo hoặc liên kết với nhân viên phụ trách trong công ty để "tuồn" vé ra ngoài. Số lượng vé "tuồn" ra tương đối lớn, có khi đủ để tung ra bán tại các nền tảng thương mại trực tuyến. Khi tìm kiếm trên Taobao, không khó để phát hiện vé "tuồn" ra từ những buổi biểu diễn của các minh tinh, thậm chí người mua còn có thể thoải mái lựa chọn chỗ ngồi phù hợp với túi tiền.

Thị trường "phe vé" này phát triển đến mức nhiều cư dân mạng theo dõi C-Biz từng nhận định rằng muốn xem một người nổi tiếng thế nào thì có thể tham khảo cái nhìn của "hoàng ngưu" đối với người đó.

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 2
Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 3
Poster 2 đêm concert của Trần Tình Lệnh khiến "cò vé" sôi sục.

Năm 2019, độ nổi tiếng của bộ đôi Tiêu Chiến - Vương Nhất Bác chạm đỉnh, concert kỉ niệm Trần Tình Lệnh cũng trở thành miếng mồi béo bở trong mắt dân "cò vé". Một tấm vé có vị trí "tàm tạm" trong hai buổi biểu diễn này đã bị thổi giá lên đến 50.000 NDT (xấp xỉ 176 triệu VNĐ), còn vị trí gần sân khấu thì lên đến 150.000 NDT (xấp xỉ 495 triệu VNĐ). Ngoài ra, giá vé vào cửa các hoạt động bình thường khác của hai diễn viên này dao động trong khoảng 4.000 đến 7.000 NDT (xấp xỉ 14 đến 24 triệu VNĐ).

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 4

Tiêu Chiến và Vương Nhất Bác - nhân tố "hút fan" nhất trong concert Trần Tình Lệnh.

Tháng 4 năm nay, Tiêu Chiến tham gia vở kịch Như Mộng Chi Mộng. Sức "hot" của nam diễn viên được chứng minh khi vé xem vở kịch này đã được bán hết chỉ trong một vài giây. Một nguồn tin trên Douban cho biết giá vé của sự kiện này đã bị "cò" thổi lên chóng mặt, từ 80 NDT (khoảng 283.000 VNĐ) lên đến hơn 30.000 NDT (hơn 106 triệu VNĐ).

Bên cạnh đó, giá vé chợ đen cho sự kiện của các ngôi sao nổi tiếng khác như Lý Hiện, Đặng Luân, Thái Từ Khôn... cũng dao động trong khoảng 2.000 - 3.000 NDT (xấp xỉ 7 đến 10 triệu VNĐ).

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 5

Giáo sư Lưu Tuấn Hải (Học viện Pháp luật, Đại học Nhân dân Trung Quốc) cho biết "cò vé" không chỉ khiến quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng, mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến giới nghệ sĩ nói riêng và nền giải trí nói chung. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những nhóm người này, việc siết chặt quy định bán vé là vô cùng cần thiết.

Đối với động thái mới của giới chức Trung Quốc, một bộ phận cư dân mạng bày tỏ sự mong đợi. Trong phần bình luận dưới video của CCTV, nhiều netizen cho biết bản thân rất vui mừng trước quy định này: "Hi vọng chuyện này sẽ được giải quyết sớm", "Cuối cùng tôi cũng tranh được vé rồi", "Con đường gặp idol cuối cùng cũng dễ dàng hơn một chút"...

Nhiều người nhận định, cùng với sự phát triển của công nghệ, việc ngăn chặn tình trạng mua vé qua "cò" là điều có thể làm được. Nhiều công ty đã áp dụng các quy định như sử dụng số Chứng minh nhân dân thực để đăng ký mua vé, một ID chỉ được mua từ 1 đến 2 vé, nhận diện khuôn mặt người mua vé... trong concert của nghệ sĩ dưới trướng công ty, tiêu biểu là cách Thời Đại Phong Tuấn quản lý vé vào cửa ở concert của TFBOYS.

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 6

Concert của TFBOYS áp dụng hình thức nhận dạng khuôn mặt khi vào cửa.

Đặc biệt, tháng 7 vừa qua, trong tour concert , công ty của ca sĩ Thái Từ Khôn đã áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) với tính năng nhận diện khuôn mặt, chống hàng giả và nhập thông tin độc quyền. Với chip RFID tích hợp ngay trên vé, phần đông "hoàng ngưu" đều "bó tay", đến mua vé hộ cũng không thể mua được.

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 7
Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 8

Vé trạm Bắc Kinh thuộc tour concert của Thái Từ Khôn có tích hợp mã RFID.

Tuy nhiên, một bộ phận khác vẫn bày tỏ sự quan ngại trước quy định này. Họ cho rằng có cầu thì ắt sẽ còn cung, vậy nên một khi fan còn coi "phe vé" là việc "thuận mua vừa bán", thì "hoàng ngưu" chắc chắn vẫn hoành hành. Minh chứng rõ ràng nhất là ngay trong phần bình luận video của CCTV cũng có một làn sóng phản đối, rằng nếu không có "cò" thì fan sẽ càng khó khăn, có tiền cũng không thể mua được vé gặp idol. Nói cách khác, bộ phận này khẳng định sự tồn tại của "phe vé" là có lợi cho mình.

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 9

Thậm chí, vẫn không ít người cho rằng luật thì sẽ "lách" được. Có cư dân mạng nhận xét chỉ có thể áp dụng những quy định này đối với vé concert hoặc sự kiện do công ty quản lý nghệ sĩ đứng ra tổ chức trực tiếp. Còn đối với vé mời, vé vào các hoạt động của nhãn hàng hay họp báo - vốn rất ít được mở bán công khai, thì "hoàng ngưu" vẫn có thể lén nhận vé "tuồn" ra từ nội bộ để bán kiếm lời.

Đối với những tranh cãi trên, Tổng thư kí Hiệp hội Ngành Biểu diễn Trung Quốc - bà Phan Yến bình luận: "Ngoài các ban ngành quản lý ra, còn cần người tiêu dùng không chủ động tìm đến "cò vé" để mua vé. Điều này cần sự phối hợp, cố gắng từ cả hai phía quản lý và người tiêu dùng, có như vậy thì vấn đề mới thực sự được giải quyết".

Hoạt động của "cò vé" bị siết chặt, fan có dễ dàng gặp được idol của mình hơn không? ảnh 13
Theo Báo Thương mại Bắc Kinh, CCTV News
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm