Hỗ trợ xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho học sinh vùng khó

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức đoàn công tác làm việc với các địa phương triển khai kế hoạch kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và tặng quà cho học sinh vùng khó khăn, dân tộc miền núi.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 761 trường học, với hơn 413 nghìn học sinh, trong đó có hơn 185 nghìn học sinh là người dân tộc thiểu số.

Thực hiện kế hoạch về kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025, Sở GD&ĐT đã đề xuất với UBND tỉnh lựa chọn các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Kông Chro để triển khai. Huyện Kông Chro là một trong những huyện nghèo của cả nước, người dân tộc thiểu số chiếm 70% dân số địa phương.

Hỗ trợ xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho học sinh vùng khó ảnh 1

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT tặng quà các nhà trường vùng khó tại tỉnh Kon Tum.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao 6.000 bình lọc nước, 500 quả bóng đá, 40.000 bộ sản phẩm kem đánh răng, bàn chải và hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho học sinh vùng khó khăn, dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai.

Tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác đã khảo sát và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Đắk Rơ Ông và Trường Trung học cơ sở Đắk Tờ Kan thuộc huyện Tu-Mơ-Rông. Đây là hai trường học có số học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Xơ đăng, còn nhiều khó khăn trong điều kiện dạy và học.

Đoàn cũng đã tiến hành khảo sát thử nghiệm bộ tiêu chí giám sát, đánh giá việc triển khai chương trình Sức khỏe học đường; kiểm tra điều kiện vệ sinh trường học, các công trình nước sạch, sân chơi bãi tập của các nhà trường tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Năm 2021, Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Trong giai đoạn 2021-2025, chương trình sẽ lựa chọn 30 địa phương để thực hiện. Năm đầu tiên đã chọn: Quảng Trị, Quảng Bình, Lào Cai, Yên Bái, Kon Tum, Điện Biên, Sơn La, Đắk Nông…

Theo đó, mỗi địa phương chọn 1 huyện, mỗi huyện chọn 20 trường để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa trường lớp, phòng bộ môn, thiết bị dạy học, hệ thống nước sạch…; Khảo sát, nắm bắt nhu cầu thực tiễn để kết nối nguồn lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương về trường lớp, đảm bảo sĩ số, môi trường an toàn, thân thiện; hỗ trợ xây dựng ký túc xá, khu ở nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư đường, điện, phương tiện đi lại để thuận tiện cho việc đưa đón học sinh vùng khó khăn, dân tộc thiểu số tới trường.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.