Hơ Moong mùa nước nổi

Nuôi cá lồng ở hồ Pleikrông
Nuôi cá lồng ở hồ Pleikrông
TP - Từ tháng 7 năm trước đến tháng 1 năm sau là giai đoạn tích nước của công trình thủy điện quốc gia PleiKrông. Đây cũng là mùa cá sinh sôi nảy nở, dân khai thác và nuôi trồng thủy sản nhộn nhịp.

> Tiếp sức ngư dân ở Trường Sa

Xã Hơ Moong (thuộc huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum), nơi có lòng hồ thủy điện Plei Krông rộng bát ngát, lớn không khác là mấy so với ở biển. A Vin, chủ thuyền độc mộc là người dân tộc Ba Na ở làng Tân Sang chở chúng tôi đi trên mặt hồ.

A Vin kể: Từ khi lòng hồ thủy điện Plei Krông dâng nước, thấy nhiều người Kinh từ các nơi khác đến đây khai thác thủy sản, đồng bào dân tộc làm theo, dần dần thay đổi nếp làm ăn phát, đốt, cốt, trỉa. Việc đánh bắt cá lòng hồ tuy vất vả, đôi khi hiểm nguy, tuy nhiên đổi lại nghề này cho thu nhập khá hơn nhiều so với làm nương rẫy.

Dù chưa có tiền đầu tư nhiều tay lưới, nhưng bình quân mỗi ngày A Vin kiếm được khoảng 200 nghìn đồng, đủ cho gia đình sinh sống. Cạnh thuyền A Vin, chiếc thuyền gắn máy đuôi tôm được trang bị nhiều ngư cụ của anh Nguyễn Xuân Núi, quê gốc Hà Tĩnh, thường trú tại xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà luôn đánh được nhiều cá tôm hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Niệm-Chủ tịch UBND xã Hơ Moong, hồ thủy điện Pei Krông rộng hơn 500 ha, hồ cung cấp nguồn thủy sản phong phú như đền trả cho người dân một cơ hội kiếm sống sau khi đất của họ bị ngập trong lòng hồ.

Có nhiều loại cá ngon như bống tai tượng, thát lát, chép...sống ở hồ này. Hiện tại, có khoảng 120 người chuyên khai thác thủy sản tự nhiên trong lòng hồ. Để giúp người dân sinh sống trên hồ, xã tranh thủ vận động doanh nghiệp và các tổ chức cứu trợ, hỗ trợ 22 áo phao cứu sinh và trang bị 3 rớ đánh bắt cá cho người Ba Na làng Tân Sang.

Người thạo nghề như anh A Phân tự trang bị nhiều tay lưới có thể kiếm được lượng cá lớn trị giá gần một triệu đồng/ngày.

Ngoài việc hỗ trợ người dân đánh bắt, lãnh đạo xã Hơ Moong còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nuôi 10 lồng cá trê lai, cá chình, lăng đuôi đỏ, bống tai tượng.

Nhiều kỹ sư và ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ tỉnh Kiên Giang đã về đây vừa chuyển giao kiến thức phát triển nguồn lợi thủy sản, vừa khai thác thêm thủy sản tự nhiên trong lòng hồ để tăng thêm thu nhập.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Niệm cho biết, xã rất mong Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum có chương trình, dự án giúp người dân xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên diện tích mặt nước ở đây.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kỳ họp lần thứ 18 quyết định một số vấn đề quan trọng
Kỳ họp lần thứ 18 quyết định một số vấn đề quan trọng
TPO - Đầu kỳ họp chuyên đề để quyết định nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng, các đại biểu dự họp đã cùng chung tay quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra vừa qua, nhằm chia sẻ phần nào những tổn thất, mất mát của nhân dân các tỉnh phía Bắc.
Lý do mức đầu tư dự án rạch Xuyên Tâm tăng thêm hơn 7.500 tỷ đồng
Lý do mức đầu tư dự án rạch Xuyên Tâm tăng thêm hơn 7.500 tỷ đồng
TPO - UBND TPHCM cho biết phần dự toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của dự án rạch Xuyên Tâm theo Luật Đất đai mới là gần 14.000 tỷ đồng, tăng so với trước hơn 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, bố trí vốn cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 là hơn 15.470 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 hơn 1.700 tỷ đồng.