Hiểu thông tư khác nhau, doanh nghiệp lãnh đủ

Hiểu thông tư khác nhau, doanh nghiệp lãnh đủ
TP - Do cách hiểu còn “vênh” giữa các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi (TACN), chất phụ gia, chế phẩm, chất bổ sung trong TACN, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) lãnh đủ. Có DN bị truy thu hàng chục tỷ đồng VAT, và thuế nhập khẩu từ chuyện “áp nhầm” mã thuế HS.

> Savills: Chính sách của gói 30.000 tỷ đồng chưa hợp lý
> Khó giải quyết tranh chấp trên thị trường địa ốc

Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam Lê Bá Lịch vừa “kêu cứu” lên Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng việc này. Theo ông, mấu chốt là do Bộ Tài chính “vô tình hay cố ý” hiểu khác khái niệm, định nghĩa về TACN, nên việc áp dụng mã HS, cũng như khung VAT không đúng, gây tổn hại đến các DN.

Ông Lịch cho biết, theo Nghị định 08/2010 của Chính phủ: “TACN là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: Nguyên liệu TACN hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia TACN, premix, hoạt chất và chất nang”.

Như vậy, các chất bổ sung, phụ gia, hoạt chất được “gói” trong định nghĩa trên về TACN, và hưởng VAT 5%. Tuy nhiên, phía Hải quan cho thu VAT các chất phụ gia, bổ sung, chế phẩm từ 5% lên 10%, chủ yếu theo hướng dẫn tại thông tư 06/2012 của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký (ngày 11/1/2012, ra sau Nghị định 08). Theo thông tư trên, các chất bổ sung, phụ gia, chế phẩm không được nhắc đến, nên áp dụng VAT 10%.

Ông Lịch cho rằng: “Các loại thức ăn khác...” nêu trong thông tư 06/2012 của Bộ Tài chính chỉ là cách ghi tóm tắt của các chất phụ gia, bổ sung, chế phẩm nói trên, nhưng phía Hải quan hiểu khác. Mặt khác, trong công văn (số 3927, ngày 5/11/2013) trả lời Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT khẳng định các chất nói trên là TACN, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính áp dụng mức VAT 5%.

Sau khi “kêu cứu” lên Bộ trưởng Tài chính, ngày 27/11, một cuộc “đối thoại kín” đã diễn ra giữa Tổng cục Hải quan với Hiệp hội TACN và một số DN để tìm cách tháo gỡ “độ vênh” nói trên.

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Hải quan, cho biết, lâu nay việc áp dụng thuế với các mặt hàng nêu trên đều theo văn bản hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, về TACN cần kết hợp văn bản chuyên ngành là Nghị định 08 về quản lý TACN.

Do vậy, Tổng cục Hải quan dựa trên kiến nghị của DN, hiệp hội, ý kiến của Bộ NN&PTNT, sẽ trình Bộ Tài chính đưa mặt hàng phụ gia, bổ sung, hoạt chất (được xem là TACN theo Nghị định 08) để áp mức VAT là 5%.

Còn đối với nhóm mã HS, cũng có độ vênh so với danh mục ban hành của Bộ NN&PTNT. Ông Cường yêu cầu Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Hải quan địa phương soát các lại mã HS.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.