Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú

HHT - Trưa 16/6, một số bạn trẻ sống tại TP.HCM đã đua nhau khoe những bức ảnh trên mạng về vầng hào quang quanh Mặt Trời. 

Hiện tượng khoa học này xuất hiện khoảng thời gian từ 10h30 - 14h. Càng về trưa, khi thời tiết nắng, ít mây, quầng Mặt Trời này càng rõ nét. Hiện tượng này có tên tiếng Anh là "Sun Halo" (tạm dịch: Tán Mặt Trời), không chỉ xuất hiện ở TP.HCM mà còn xuất hiện ở các tỉnh lân cận.

Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Tán là “vòng sáng mờ nhạt nhiều màu sắc bao quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng do sự khúc xạ và phản chiếu ảnh sáng qua màn mây”. Tán hình thành khi ánh sáng từ Mặt Trời bị khúc xạ qua các tinh thể băng trong mây. Vòng sáng này chỉ xảy ra khi mà các tinh thể băng có sự định hướng và vị trí góc phù hợp để hướng các tia sáng bị khúc xạ về mắt người quan sát.

Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 1 Hình vẽ minh họa các tia sáng và tinh thể băng đã tạo ra vòng sáng hào quang kì lạ. (Ảnh: Google)

Các tinh thể băng hình lăng trụ này có trục gần như vuông góc với các tia sáng Mặt Trời sẽ khúc xạ. Tập hợp các ánh sáng được phản chiếu này sẽ tạo ra vòng sáng bao quanh Mặt Trời.

Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 2 Hình ảnh tại TP.HCM sáng nay, không thấy Mặt Trời nhưng thấy được vầng hào quang. (Ảnh: Hòa Thu/ Group Tớ yêu thiên văn học)
Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 3

Trường đại học RMIT tại TP.HCM lúc 11h24 sáng nay xuất hiện hào quang. (Ảnh: Fanpage RMIT University Vietnam)

Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 4

Tán Mặt Trời rực rỡ xuất hiện. (Ảnh Vung Hoang/ Group Check-in Vietnam)

Hiện tượng tán Mặt Trời không chỉ xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở một số tỉnh lân cận. Các bạn trẻ háo hức khoe những bức ảnh chụp lại hiện tượng kì thú này.

Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 5

Bầu trời ở Đồng Nai. (Ảnh: FB On Nguyen/ Group Tớ yêu thiên văn học)

Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 6
Bà Rịa - Vũng Tàu trưa nay cũng xuất hiện hiện tượng tán Mặt Trời (Ảnh: FB Bích Yến Kim/ Group Tớ yêu thiên văn học)
Hiện tượng hiếm gặp “Tán Mặt Trời” bất ngờ xuất hiện khiến giới trẻ Sài Gòn thích thú ảnh 7 Cần Đước - Long An cũng xuất hiện tượng hào quang quanh Mặt Trời (Ảnh: Phạm Quốc Tuấn/ Group FB Tớ yêu thiên văn học)

Dân gian từ xưa vẫn lưu truyền câu tục ngữ - “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Hiện tượng tán mặt trời có phần tương đồng với câu nói này, khi xuất hiện thường sẽ dự báo sắp có mưa to. Do quầng hào quang cần tinh thể băng để hình thành, tinh thể băng thường xuất hiện trong những đám mây ti ở độ cao lớn. Những đám mây này có thể kéo đến nhiều ngày trước khi có khối khí nóng hoặc lạnh mang mưa đến. Trên thực tế, chiều ngày 16/6, TP.HCM đã đón một đợt mưa to vào lúc 16h - 17h.

Dù chưa đến 21/6, thời điểm Nhật thực hình khuyên nhưng hiện tượng trưa nay đã đem đến cho những bạn yêu thích thiên văn học một dịp “mãn nhãn”!

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?