Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của lực lượng Nga, Ba Lan rất có thể đã cung cấp hệ thống phòng không W-125 SC cho Ukraine.

Ukraine Weapon Tracker - trang tin theo dõi quân sự Nga-Ukraine mới đây đã đăng tải hình ảnh quân đội Ukraine đang sử dụng hệ thống tên lửa phòng không W-125 SC của Ba Lan. Được biết, đây là phiên bản cải tiến từ S-125 Neva do Liên Xô sản xuất, theo Army Recognition.

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 1

Hệ thống tên lửa phòng không W-125SC do Ba Lan sản xuất được binh lính Ukraine sử dụng. Ảnh:Ukraine Weapons Tracker

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ thông báo nào về việc chuyển giao vũ khí. Hiện cả Ba Lan và Ukraine chưa đưa ra bình luận về các thông tin trên.

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 2

S-125 Neva của Liên Xô. Ảnh: Wikipedia

S-125 Neva (định danh NATO SA-3) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do Liên Xô phát triển và sản xuất từ năm 1956. Trong khi đó, W-125 SC là phiên bản cải tiến của S-125 được phát triển bởi Wojskowe Zaklady Elektroniczne (WZE) của Ba Lan. Phiên bản nâng cấp này đã được ba Lan phát triển bằng cách thay đổi các thiết bị điện tử cũ bằng thiết bị điều khiển kỹ thuật số hiện đại để cải thiện độ tin cậy cũng như độ chính xác.

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 3

Bệ phóng hệ thống phòng không S-125 Newa SC. Ảnh: Polish Armed Forces

Để đáp ứng các yêu cầu của Không quân Ba Lan, S-125 SC được thiết kế để tiêu diệt các máy bay có người lái và không người lái ở độ cao thấp, nó có khả năng hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu. Không quân Ba Lan đã nhận được hai hệ thống S-125 hiện đại hóa đầu tiên vào năm 1999 và nhận chiếc cuối cùng vào năm 2004, theo Mil.in.ua.

Thành phần cơ bản của một tổ hợp S-125 Newa-SC trong biên chế quân đội Ba Lan bao gồm đài radar cảnh giới P-18, đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125, trạm chỉ huy và các xe mang phóng tự hành (TEL).

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 4

Đài radar cảnh giới P-18. Ảnh: Twitter

S-125 Newa-SC dựa trên khung gầm bánh xích WZT-1 - một phương tiện bọc thép dựa trên thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, nó cung cấp mức độ chắc chắn và sức cơ động rất cao, đủ sức tiếp nhận bệ phóng 5P73 với 4 đạn tên lửa sẵn sàng khai hỏa.

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 5

Đạn tên lửa V-600 trên bệ phóng. Ảnh: Wikipedia

Newa SC tương thích với tên lửa V-600 và V-601, còn được gọi là 5V24 và 5V27. Trong đó, V-600 có đầu đạn nhỏ nhất chỉ với 60 kg chất nổ mạnh, nó có tầm bắn khoảng 15 km. Đối với phiên bản sau là V-601 có chiều dài 6,09 m; sải cánh 2,2 m và đường kính thân 0,375 m. Nó có trọng lượng 937 kg với đầu đạn mang theo nặng 70 kg chứa 33 kg HE. Tên lửa có tầm bắn từ 3,5 - 35 km ở độ cao từ 100 m - 18 km và có thể chống lại các mối đe dọa trên không bay ở tốc độ 700 m/s.

Hệ thống phòng không W-125 SC của Ba Lan xuất hiện ở Ukraine ảnh 6

Bệ phóng được đặt trên khung gầm bánh xích WZT-1. Ảnh: Mil.in.ua

W-125 SC cũng tích hợp một khối máy phát/máy thu kỹ thuật số ZNO-X mới được phát triển bởi PIT (Przemyslowy Instytut Telekomunikacji) của Ba Lan. Thiết bị này sử dụng công nghệ kỹ thuật số cũng các phương tiện kiểm tra tích hợp tự động cung cấp phạm vi phát hiện và theo dõi tốt hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Đồng thời nó cũng được cải thiện về biện pháp tác chiến điện tử ECM.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.