Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - PGS, TS. Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực ĐH Luật Hà Nội cho rằng, có hiện tượng doanh nghiệp khởi nghiệp thành công lại ở quốc gia khác chứ không phải ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp được thành lập ở Singapore có uy tín quốc tế rồi mới về Việt Nam. Tại sao như vậy, cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, rào cản.

Ngày 10/6, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và Trường ĐH Luật Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Thanh niên khởi nghiệp và pháp luật về hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp”.

Tham dự hội thảo có anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội.

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 1

Hội thảo tổ chức tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh: Xuân Tùng

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 2

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: Xuân Tùng

5 rào cản về vốn với thanh niên khởi nghiệp

PGS, TS. Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực ĐH Luật Hà Nội cho rằng, Việt Nam hiện có chỉ số khởi nghiệp trong thanh niên ấn tượng; có nhiều chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà trở thành rào cản đối với thanh niên khởi nghiệp.

“Có hiện tượng doanh nghiệp khởi nghiệp thành công lại ở quốc gia khác chứ không phải ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp được thành lập ở Singapore có uy tín quốc tế rồi mới về Việt Nam. Tại sao như vậy, cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, rào cản", bà Lan Anh nói.

Theo bà Lan Anh, có 5 nguyên nhân dẫn đến thanh niên thiếu vốn khởi nghiệp, trong đó kênh hỗ trợ tài trợ công chưa nhiều; kênh vay ngân hàng khó tiếp cận; gọi vốn từ nhà đầu tư không dễ dàng vì khung pháp lý còn nhiều khó khăn...

Bởi thế, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho thanh niên khởi nghiệp, cần thiết có sự đa dạng nguồn vốn huy động tại Việt Nam và dễ tiếp cận với đối tượng thanh niên.

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 3

PGS, TS. Vũ Thị Lan Anh tham góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Xuân Tùng

“Các quy định về gọi vốn cộng đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp cần được xem xét ban hành, cùng với quy định về quỹ đầu tư mạo hiểm, các quy định bổ sung áp dụng riêng cho thị trường doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả các quy định về giao dịch, thuế, phí, chế độ kế toán, kiểm toán, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán...”, bà Lan Anh đề xuất.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế; tăng nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho thanh niên làm kinh tế thuộc đối tượng vay vốn theo quy định. Quá trình tiếp cận giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có điều kiện dễ tiếp cận đối với đối tượng thanh niên lập doanh nghiệp khởi nghiệp.

Vì sao ngân hàng thương mại chưa "bơm" vốn cho khởi nghiệp?

Tại hội thảo nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện việc tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp của thanh niên khó khăn do nhiều trở ngại về pháp lý.

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 4

Ông Phạm Văn Tuyên tham góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Xuân Tùng

Ông Phạm Văn Tuyên (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) cho rằng, do luật chưa vào đời sống. Điều 18 luật Thanh niên năm 2020, quy định về tạo điều kiện ưu đãi cho vay đối với thanh niên khởi nghiệp từ Quỹ quốc gia về việc làm và các tổ chức tín dụng.

“Tới thời điểm hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên chưa có cơ sở để thực hiện quyền của thanh niên được vay khởi nghiệp từ các ngân hàng thương mại. Thực tế một số địa phương đã phối hợp Ngân hàng Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được vay ưu đãi sản xuất nông nghiệp với mức tiền còn thấp”, ông Phạm Văn Tuyên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Theo ông Tuyên, việc chưa có văn bản hướng dẫn về điều kiện, đặc tính sản phẩm vay và trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cho thanh niên vay khởi nghiệp dẫn tới các ngân hàng thương mại không có cơ sở triển khai. Qua khảo sát thực tế tại nhiều ngân hàng thương mại, cho thấy các ngân hàng không cho vay đối với thanh niên khởi nghiệp.

Để tháo gỡ thực trạng trên, ông Tuyên đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản quy định về việc giao các ngân hàng thương mại cho vay khởi nghiệp cho thanh niên để quy định của Luật thanh niên đi vào đời sống.

Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành quy định hướng dẫn để thanh niên có cơ hội tiếp cận vốn sở hữu chủ và các nguồn tài chính khác một cách hợp pháp để hiện thực hoá hoạt động khởi nghiệp.

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 5

Chị Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng Ban Thanh niên nông thôn T.Ư Đoàn, trao đổi tại hội thảo về các hoạt động của T.Ư Đoàn trong việc đồng hành, hỗ trợ vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp. Ảnh: Xuân Tùng

TS. Nguyễn Thành Nam- Cty Luật Gattaca, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng. Cụ thể, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động hỗ trợ vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng.

"Tuy trao quyền cho các tổ chức tín dụng tự thực hiện hoạt động hỗ trợ vốn vay, nhưng hệ thống pháp luật vẫn nên đưa ra những nguyên tắc chung đảm bảo cho thanh niên tiếp cận sớm nhất đến nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng", TS. Nguyễn Thành Nam- Cty Luật Gattaca.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần tổ chức giao lưu, trao đổi giữa thanh niên khởi nghiệp thành công hoặc chuyên gia kinh tế nhằm giải đáp khó khăn, vướng mắc tồn tại, từ đó phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chính sách hỗ trợ vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp.

Cùng đó, đội ngũ cán bộ trong tổ chức Đoàn cũng cần nâng cao năng lực, nhằm thúc đẩy kết nối, làm việc với các tổ chức tín dụng ngân hàng, giúp việc đạt được thỏa thuận tốt nhất cho đoàn viên, thanh niên có ý định khởi nghiệp.

Hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp đang vướng mắc ở đâu? ảnh 6

Anh Vương Hoàng Phương, Phó Chánh Văn phòng Hội LHTN Việt Nam, trao đổi tại hội thảo về việc xây dựng và vận hành Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và một số vấn đề pháp lý phát sinh. Ảnh: Xuân Tùng

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.