Hé lộ chương trình tàu ngầm không người lái bí mật của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Phương tiện thủy không người lái cỡ lớn HSU001 của Trung Quốc. (Ảnh: Truyền thông Trung Quốc)
Phương tiện thủy không người lái cỡ lớn HSU001 của Trung Quốc. (Ảnh: Truyền thông Trung Quốc)
TPO - Có vẻ như trong nhiều năm, Trung Quốc đã sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông để tiến hành các hoạt động do thám và giám sát dưới nước. Tháng 12/2020, The Guardian đưa tin rằng một phương tiện không người lái dưới nước UUV của Trung Quốc đã được tìm thấy gần đảo Selavar ở Nam Sulawesi, Indonesia.

Trung Quốc đã phát triển các máy bay không người lái dưới nước có khả năng xác định, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương mà không cần sự can thiệp của con người, theo tin của South China Morning Post. Sự phát triển của tàu ngầm không người lái là một phần của một dự án bí mật mà các chi tiết đã được giải mật hồi tuần trước.

Theo chương trình do quân đội Trung Quốc tài trợ này, các UUV đã được thử nghiệm ở eo biển Đài Loan vào năm 2010.

Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của nước này “mô phỏng việc theo dõi và đánh chìm tàu ​​ngầm khi hoàn toàn không có con người trong môi trường mở”, Giáo sư Liang Guolong, thuộc Viện nghiên cứu tàu ngầm Trung Quốc, Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, nói.

Theo các nhà nghiên cứu, tàu ngầm không người lái đã được cử đi tuần tra ở độ sâu 10 mét dọc theo một tuyến đường đã định sẵn.

Mặc dù bản tin không cung cấp vị trí hoặc tuyến đường cụ thể của tàu ngầm không người lái, nhưng tọa độ từ bản đồ trong các bài báo cho thấy tàu ngầm có thể hoạt động gần bờ biển tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc hoặc dọc theo eo biển Đài Loan.

Tại một địa điểm khác, khả năng chiến đấu của tàu ngầm không người lái đã được kiểm tra sau khi có tiếng động tàu ngầm phát ra từ một phương tiện dưới nước. Các nhà nghiên cứu cho biết, tàu ngầm không người lái di chuyển theo hình lục giác, sử dụng khả năng sonar để xác định vị trí của phương tiện phát ra âm thanh của tàu ngầm.

Giáo sư Guolong đề cập rằng các robot không người lái có khả năng hoạt động tự chủ và có thể sớm hoạt động đồng bộ theo nhóm, với những tiến bộ công nghệ phù hợp.

Ông cho biết thêm, trong tàu ngầm không người lái, “tất cả các hệ thống con như thu thập thông tin, phát hiện mục tiêu, đánh giá, trạng thái và kiểm soát tham số phải có khả năng ra quyết định hoàn toàn độc lập”.

Người ta tin rằng Trung Quốc cũng đang nghiên cứu để phát triển các nền tảng không người lái như tàu nổi, thủy phi cơ đường dài, một trạm nghiên cứu trên đáy Biển Đông đang tranh chấp.

Có vẻ như trong nhiều năm, Trung Quốc đã sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông đang tranh chấp để tiến hành các hoạt động do thám và giám sát dưới nước. Tháng 12/2020, The Guardian đưa tin rằng một phương tiện không người lái dưới nước UUV của Trung Quốc đã được tìm thấy gần đảo Selavar ở Nam Sulawesi, Indonesia.

Các chuyên gia quân sự Indonesia khẳng định đây là UUV của Trung Quốc có tên Haiyi (Hải Dực) hay Sea Wing. Được sản xuất bởi Viện Tự động hóa Thẩm Dương thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, Sea Wing được cho là có khả năng thu thập dữ liệu quan trọng như nhiệt độ, độ mặn, độ đục và mức oxy của nước trong thời gian thực.

Dữ liệu thu thập được từ các UUV có thể được sử dụng cho hoạt động của các tàu ngầm.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển tàu ngầm không người lái. Vào tháng 7/2018, giám đốc chương trình bí mật tại Viện Tự động hóa Thẩm Dương đã tiết lộ một số chi tiết về Dự án 912 sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đặt mìn và tấn công, theo Military and Aerospace Electronics.

Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang rất muốn phát triển các tàu ngầm độc lập hỗ trợ AI, chẳng hạn như phương tiện di chuyển dưới nước không người lái cực lớn (XLUUV) để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hé lộ chương trình tàu ngầm không người lái bí mật của Trung Quốc ảnh 1

Sea Wing UUV được một ngư dân Indonesia tìm thấy. (Twitter)

Vào năm 2018, Trung Quốc được cho là đã tiết lộ kế hoạch phát triển một căn cứ dưới nước được mô phỏng bằng AI, bao gồm các tàu ngầm độc lập. Theo đó, tàu ngầm không người lái mô phỏng AI sẽ thực hiện các nhiệm vụ giám sát, tải xuống dữ liệu thu thập được, tự nạp lại năng lượng và quay trở lại căn cứ thành công.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.