Hại thận
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều protein, cơ thể phải tiết ra nhiều chất thải nitơ tác động trực tiếp tới thận và tạo ra nồng độ protein cao trong nước tiểu và gây sỏi thận.
Thiếu canxi và loãng xương
Việc ăn quá nhiều protein sẽ kích hoạt khả năng giải phóng axit trong cơ thể. Quá nhiều protein làm nồng độ axit tăng lên. Để trung hòa axit, cơ thể giải phóng canxi phosphat. Và để sản xuất đủ lượng canxi phosphat cần thiết, cơ thể sẽ lấy lại canxi từ xương. Việc đó làm giảm lượng canxi có trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Bệnh tim
Với một chế độ ăn từ các nguồn protein như chất béo không lành mạnh, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên. Một số nghiên cứu chỉ ra nguồn protein từ thực vật sẽ bảo vệ tim mạch tốt hơn, tuy nhiên protein động vật thường có hàm lượng chất béo bão hòa, có thể là tác nhân gây bệnh tim.
Giảm chức năng gan và não
Lượng protein quá mức có thể gây hại cho gan, não và hệ thần kinh. Khi bạn ăn dung nạp protein, cơ thể sẽ sản xuất amoniac, một chất gây hại cho gan. Ăn quá nhiều protein trong một thời gian dài có thể khiến gan làm việc quá sức, tăng sản xuất chất độc hại trong máu, dẫn đến suy giảm chức năng não và hệ thần kinh.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Một số người ăn kiêng có sở thích chỉ ăn protein chứ không ăn tinh bột và chất béo. Vì họ cho rằng protein là tốt nhất để tăng cơ bắp và giảm mỡ. Lập luận này chỉ đúng khi đạm, tinh bột, chất béo trong cơ thể bạn đủ để làm việc cùng nhau. Nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống này trong thời gian dài, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.
Cholesterol cao
Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, đặc biệt là từ các nguồn động vật, sẽ làm tăng tốc quá trình xơ cứng động mạch, có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.
Bệnh gút
Các loại thực phẩm protein động vật có nhiều chất purin, chúng tạo ra nhiều axit uric gây bệnh gút. Ăn protein cân bằng giữa động vật và thực vật sẽ tốt cho cơ thể hơn.
Hơi thở có mùi
Khi bạn cắt giảm carbohydrate đến mức tối thiểu, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo tạo nhiên liệu thay cho carbohydrate và sản xuất hóa chất gọi là ketones gây mùi khó chịu cho cơ thể.
Dễ cáu kỉnh
Não cần carbohydrate trong đường, tinh bột để kích thích sản xuất hormone serotonin điều tiết tâm trạng. Chế độ ăn giảm carbs và nhiều protein khiến bạn hay cáu kỉnh, dễ bị kích thích. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, những người theo một chế độ ăn uống với lượng carb thấp dễ cáu kỉnh hơn so với những người ăn chế độ carbs cao, ít chất béo dù cả hai nhóm có cùng trọng lượng cơ thể.
Tăng cân
Một nghiên cứu theo dõi hơn 7.000 người trưởng thành đã chỉ ra rằng, những người ăn nhiều protein nhất làm tăng 90% nguy cơ thừa cân so với những người ăn ít hơn.