Hậu quả của quy hoạch thiếu tầm nhìn

Hậu quả của quy hoạch thiếu tầm nhìn
TP - Đã có thiết kế cho đường trên cao (ĐTC) vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội), nhưng do nút giao thông Mai Dịch có cầu vượt nên đến nay chủ đầu tư chưa thể đưa ra phương án thi công cuối cùng cho ĐTC tại đây.

> 6.000 tỷ đồng xây cầu cạn dài 6km tại Hà Nội

Để cứu cầu vượt, ĐTC đi qua nút Mai Dịch được đề xuất chui xuống đất, hoặc đi tránh. Ảnh: Trọng Đảng
Để cứu cầu vượt, ĐTC đi qua nút Mai Dịch được đề xuất chui xuống đất, hoặc đi tránh. Ảnh: Trọng Đảng.

Ông Phạm Thanh Bình - Phó Tổng Giám đốc PMU Thăng Long, Bộ GTVT cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo giữa kỳ dự án đầu tư xây dựng ĐTC đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội với Bộ GTVT. T

heo đó, sau khi đoạn Thanh Xuân - Mai Dịch hoàn thành, PMU Thăng Long tiếp tục triển khai dự án để nối tiếp ĐTC từ nút giao thông Mai Dịch đi Nam Thăng Long.

Theo thiết kế kỹ thuật, ĐTC đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có chiều dài hơn 6km, tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, có 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư cho đoạn này là hơn 6.000 tỷ đồng (vốn vay ODA và đối ứng).

Tuy nhiên, khác với nút giao thông Thanh Xuân và Pháp Vân mà dự án ĐTC vành đai 3 đã đi qua, tại nút Mai Dịch, mặt bằng lại đang hiện diện một cây cầu vượt vĩnh cửu bằng bê tông. Do vậy để không phá bỏ cầu khi ĐTC thi công tại đây, PMU Thăng Long đang đưa ra rất nhiều phương án thi công.

Ngoài phương án đi tránh, đi tiếp đất, đi vượt, ĐTC đoạn đi qua cầu vượt Mai Dịch còn có phương án đi hầm chui. “Tất cả các phương án này đã được PMU Thăng Long báo cáo để Bộ GTVT cho ý kiến thực hiện”, ông Bình cho biết.

Thiếu tầm nhìn

Nhiều chuyên gia đô thị cho rằng, không thể phủ nhận vai trò của cầu vượt Mai Dịch sau khi xây xong, tuy nhiên nếu cơ quan chức năng của TP Hà Nội có tầm nhìn, khi ấy ở đây chỉ cần xây một cầu vượt nhẹ, vừa giải quyết được ùn tắc, vừa giúp cho các quy hoạch về sau không gặp khó khăn.

Theo các chuyên gia, dự án đường vành đai 3 và đường bổ sung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2000, vậy nhưng không hiểu sao năm 2003 Hà Nội vẫn cho xây cầu vượt vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép với chi phí hàng nghìn tỷ đồng tại nút giao thông Mai Dịch.

“Đến nay cầu không những lạc hậu với tình hình phát triển giao thông mới mà còn là trở ngại với dự án ĐTC vành đai 3 khi thi công đến đây” - PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Khiển, cầu vượt Mai Dịch hiện nay nằm trọn trên làn ĐTC vành đai 3, ĐTC không giống đường dưới mặt đất là có thể nắn, đi thế nào cũng được.

Ngoài yếu tố mỹ quan, gây khó khăn cho việc thực hiện dự án, còn liên quan đến việc lưu thông của phương tiện, nếu phải nắn cong hoặc ĐTC phải tiếp đất, thậm chí chui xuống bên dưới liệu với tốc độ thiết kế 100 km/h có đảm bảo an toàn cho các phương tiện.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.