> Bộ GD&ĐT trần tình việc cộng điểm cho ... Bà mẹ VN anh hùng
> Bộ GD&ĐT công bố đáp án môn thi khối B, C, D
Lối ra đề bất ngờ ở cả hai khối
Theo ghi nhận tại một số điểm thi, nhiều thí sinh dự thi khối C tỏ vẻ rất hài lòng với đề Văn, đặc biệt là câu nghị luận xã hội đề cập tới khái niệm khôn khéo và trí tuệ. Tại điểm thi trường THCS Hai Bà Trưng - điểm thi của trường ĐH Sài Gòn, nhiều thí sinh ra khỏi điểm thi cho biết đề văn không khó nhưng lối ra đề khá bất ngờ. Câu nghị luận xã hội đề cập đến lối sống của người Việt Nam: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn”.
Thí sinh Dương Phước Thảo Nhàn thi vào ngành Luật của Trường ĐH Sài Gòn cho biết: Đây là vấn đề không mới nhưng gây nhiều tranh cãi bởi sự khôn khéo và trí tuệ không phải là hai vấn đề trái ngược nhau mà gần nhau.
Theo Thảo Nhàn, để làm được câu này cần phải hiểu thế nào là khôn khéo và thế nào là trí tuệ. Sự khôn khéo có được từ sự từng trải, kinh nghiệm sống của mỗi người trong xã hội. Trí tuệ có được là nhờ vào học thức và sự hiểu biết xã hội. Riêng vấn đề “ăn đi trước lội nước theo sau” không phải là sự khôn khéo.
“Có nhiều người có trí tuệ nhưng ứng xử, làm việc không khôn khéo và ngược lại có nhiều người rất khôn khéo nhưng không phải là có trí tuệ cao. Do vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta sống ở đời phải biết kết hợp giữa trí tuệ và sự khôn khéo để đối xử tốt giữa người với người”, Thảo Nhàn nói.
Với câu hỏi thi số 2 (3 điểm) của đề thi khối C (Nhìn lại vấn đề văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: không ca ngợi trí tuệ mà ca ngợi sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước đi sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.
Đề mở là hướng đi tốt vì kích thích tính chủ động của lớp trẻ; Mở để khỏi suốt ngày học “vợ nhặt”, cứ mài mòn mãi thế mệt lắm; hãy mở ra để giúp thế hệ trẻ sẽ nghĩ ngợi, múa bút.
Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của mình), nhiều thí sinh nêu ý kiến khá hứng thú với nhận định trong đề. Thí sinh Trần Thị Hương Giang (chuyên phổ thông ĐHQG TPHCM) nói: Đề thi mở, đúng hướng, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi các bạn trẻ đang chạy theo các xu hướng mới và đề thi này giúp họ nhìn lại bản thân mình, nhìn lại cách cư xử có văn hóa của một dân tộc.
Thí sinh Lâm Tuệ Thúy Phương (TPHCM) cho rằng, cuộc sống hiện đại, sự khôn khéo có thể trở thành tiêu cực (chứ không phải bản thân sự khôn khéo là tiêu cực). Trong thời đại hiện nay, người ta phải biết kết hợp cả trí tuệ lẫn sự khôn khéo.
Câu hỏi mở của đề thi khối D (3 điểm) (Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John có một nhận xét: Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong, nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường.
Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn.Anh/chị đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và trình bày quan điểm sống của chính mình!), có vẻ gợi được nhiều suy nghĩ mới của thí sinh.
Đồng tình và phản biện
Ảnh: Ngọc Châu.
Trần Tất Đạt (lớp 12 Văn Trường PT năng khiếu ĐHQG TPHCM, đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi Văn quốc gia năm 2013) đặc biệt thích thú câu hỏi mở này. Theo Đạt, câu hỏi phản ánh đúng thực trạng hiện nay là không ai dám mạo hiểm làm đúng điều mình thích, vì có những áp lực xã hội đè nặng lên cá nhân.
Khi mình thất bại và nếu mình đi theo con đường của người khác thì khả năng thành công cao hơn. Thí sinh Trần Bình Minh thi khối D vào Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, câu nhận định trong đề văn phản ánh đúng thực tế về tinh thần tiên phong trong cuộc sống của đại đa số người Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một vấn đề rằng: Hiện nay với xu thế hội nhập thế giới, người Việt đã thay đổi nhiều, nhiều người trẻ đã đi tiên phong và mở đường trong nhiều lĩnh vực mới và không ít người đã thành công.
Tại TP Đà Nẵng, nhiều thí sinh khối C Hội đồng thi THCS Lê Độ (Sơn Trà) kết thúc bài thi Văn sớm. Đa số thí sinh cho rằng, đề Văn năm nay không quá khó.
Đáng chú ý, ở cả đề văn khối C, D đều có câu hỏi nghị luận về lối sống. Trong đó, đề Văn khối D đi vào nhận định chàng trai Việt Kiều Tran Hung John (Chàng trai 8X từng xuyên Việt với chiếc ví rỗng) về lối sống thụ động phần lớn người Việt hiện nay.
“Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn. Em rất thích mệnh đề của nhận định này. Thực tế, nhiều bạn trẻ ngày nay đang thụ động, không mạnh dạn dấn thân, mày mò, sáng tạo và khẳng định mình trên những con đường mới”, thí sinh Phan Bảo Trâm (dự thi ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng) nói.
Đồng tình về lối sống còn thụ động và thiếu kỹ năng của nhiều người Việt, đặc biệt các bạn trẻ, thí sinh Nguyễn Vũ Tâm (khối D, tại hội đồng CĐ Công nghệ Đà Nẵng) cho rằng mình ủng hộ ý kiến của Tran Hung John, nhưng cũng có nhiều lập luận phản biện lại. Người Việt Nam còn có một đức tính khác là “chậm mà chắc, dục tốc bất đạt, biết người biết ta”. Không phải mọi sự xông xáo, nhiệt tình đều đem lại hiệu quả.
Thầy Lê Vinh, giáo viên Văn, Hiệu trưởng trường THPT Đặng Trần Côn (Huế) nhận định: đề Văn cả khối C, D năm nay hay, đi vào vấn đề xã hội. Đặc biệt cách ra đề sắc sảo, khai thác khả năng tư duy đọc đề, hiểu đề, trình bày của thí sinh. Ở cả hai câu hỏi nghị luận về lối sống, đặt ra vấn đề xã hội cho giới trẻ hiện nay. “Khả năng học sinh mức từ trung bình khá môn Văn trở lên mới có thể đạt 5 điểm”, Thầy Vinh nhận định.
Theo cô Trần Tố Nga, Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn thì lối sống trên đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Ăn đi trước, lội nước theo sau là dễ dẫn người ta rơi vào kiểu sống hưởng thụ, ích kỷ, khôn vặt, đẩy sự khó khăn về người khác, chọn cho mình sự dễ dàng. Theo cô Nga, cả sự khôn khéo và trí tuệ đều cần được đề cao. Cho nên cần phải tích cực học tập, trau dồi tri thức. Khôn khéo để tạo được hòa khí, sự đoàn kết trong môi trường sống, học tập và làm việc.
Hồ Thu - Quang Phương - Nguyễn Huy