Hành trình truy tìm 600 khối uranium dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân của Hitler

0:00 / 0:00
0:00
Hơn 600 khối uranium đã được chuyển đến Mỹ sau Thế chiến 2. Ảnh: Getty
Hơn 600 khối uranium đã được chuyển đến Mỹ sau Thế chiến 2. Ảnh: Getty
Các nhà khoa học đang truy lùng hơn 600 khối uranium của Đức Quốc xã mà Adolf Hitler đã cố gắng sử dụng để làm vũ khí hạt nhân từ hồi Thế chiến 2.

Tính đến hiện tại, chỉ còn lại 14 khối uranium trong tổng số hơn 1.000 khối được Đức Quốc xã sử dụng cho các thí nghiệm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau khi nước Đức của Adolf Hitler sụp đổ vào năm 1945, các lực lượng Đồng minh đã đưa ít nhất 659 khối uranium đến Mỹ. Điều gì đã xảy ra với các khối này sau khi chúng đến Mỹ vẫn còn là một bí ẩn, tuy nhiên, đã có rất nhiều giả thiết khác nhau được đặt ra.

Một khối lập phương như vậy đã bất ngờ đến Đại học Maryland vào năm 2013, gần 70 năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc.

Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu chỉ đơn giản là bị choáng váng trước tầm quan trọng trong khám phá của họ, nhà khoa học vật liệu Timothy Koeth nói: "Tôi đã rất ngạc nhiên, không nói nên lời".

Hành trình truy tìm 600 khối uranium dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân của Hitler - Ảnh 2.

Đức Quốc xã đã thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Ảnh: Getty

Giáo sư Koeth và nhà sử học Miriam Hiebert đã viết một cuốn sách về những khối lập phương bí ẩn - và họ nghĩ rằng cuối cùng họ có thể đã giải đáp được bí mật của Đức Quốc xã. Nghiên cứu của họ cũng được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Physics Today.

Theo các nhà nghiên cứu, các khối uranium là "di vật sống duy nhất" về nỗ lực chế tạo bom hạt nhân của Đức Quốc xã.

Giáo sư Koeth nói với Insider rằng chúng đóng vai trò là "động lực cho toàn bộ Dự án Manhattan", nơi từng sản xuất quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới vào tháng 7/1945.

Bằng các thí nghiệm với uranium, Đức Quốc xã đã tạo ra ít nhất hai lò phản ứng hạt nhân nguyên mẫu.

Một trong số này bao gồm 664 khối uranium được xâu chuỗi lại, lơ lửng với nhau - trong đó các nguyên tử hydro của nước được thay thế bằng deuterium.

Một lò phản ứng thứ hai, nhỏ hơn và chỉ sử dụng khoảng 400 khối uranium trong lõi.

Khoảng một tháng trước khi Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 7 tháng 5 năm 1945, các lực lượng Đồng minh đã lấy được khoảng 1,6 tấn vật liệu phân hạch gần thị trấn Haigerloch của Đức và chuyển về Mỹ. Tuy nhiên, khi đến Mỹ, họ biết mất không dấu vết và phần lớn các khối vẫn bị mất tích.

Tiến sĩ Hiebert cho biết: "Chúng tôi hiện biết được 14, trong tổng số gần 1.000 khối uranium tồn tại, hầu hết chúng vẫn chưa được thống kê."

Hành trình truy tìm 600 khối uranium dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân của Hitler - Ảnh 3.

Một trong những khối lập phương đã được một nhà tài trợ giấu tên trao cho Giáo sư Koeth. Ảnh: UMD/T. Consoli

Ngày nay, một số khối lập phương có thể được tìm thấy tại các viện như Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL) ở bang Washington.

Với kích thước khoảng 2 x 2 inch, các khối uranium trông khá nhỏ gọn. Mặc dù vậy, tất cả chúng đều được làm từ vật liệu nặng nhất và là một trong những mối nguy hiểm nhất trên Trái đất - một nguyên tố phóng xạ có thể được chế tạo thành đạn hủy diệt và bom hạt nhân.

Theo các nhà nghiên cứu Maryland, manh mối xuất hiện thông qua nghiên cứu của họ cho thấy uranium của Đức Quốc xã đã được tái sử dụng vào chương trình hạt nhân của Mỹ.

Giáo sư Koeth hiện đang sở hữu hai trong số các khối lập phương sau khi một khối được gửi vào sinh nhật ông khoảng 10 năm trước, còn khối thứ hai được một nhà tài trợ giấu tên tặng cho ông.

Nó xuất hiện trên bàn làm việc của ông 8 năm trước, bên cạnh có kèm theo một dòng chữ viết tay với nội dung: "Khối lập phương này được lấy từ lò phản ứng hạt nhân mà Hitler đã chế tạo. Món quà từ Ninninger."

Robert D. Nininger là một nhà địa chất học làm việc với Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ vào những năm 50.

Giáo sư Koeth và Tiến sĩ Hiebert kể từ đó đã tìm ra thêm các tài liệu cho thấy Nininger đã làm việc trong Dự án Manhattan.

Tuy nhiên, các câu hỏi vẫn còn đó, điều gì đã xảy ra với lò phản ứng hạt nhân thứ hai của Đức Quốc xã và 400 khối uranium còn lại đang ở đâu?

Theo các nhà nghiên cứu Maryland, có khả năng các khối lập phương đã được bán trên thị trường chợ đen ở Liên Xô.


Link bài gốc: https://danviet.vn/hanh-trinh-truy-tim-600-khoi-uranium-dung-de-che-tao-vu-khi-hat-nhan-cua-hitler-20210911105023422.htm

Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.