Hành trình trưởng thành từ các hoạt động tình nguyện của nữ sinh Hải Phòng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - “Nếu như bây giờ hỏi lý do vì sao mình vẫn tiếp tục hoạt động với các dự án tình nguyện thì có lẽ câu trả lời là cảm giác mình luôn muốn cho đi” – Lê Minh Ngọc (sinh viên năm hai, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ.

Ngay từ những năm tháng THPT, Minh Ngọc đã được biết đến là một học sinh năng động với nhiều thành tích hoạt động ngoại khóa nổi bật dưới mái trường Chuyên Trần Phú (Hải Phòng).

Bước vào môi trường đại học, Minh Ngọc tiếp tục làm việc tại nhiều vị trí ở nhiều dự án tình nguyện lớn như Ban chủ nhiệm tại CLB Tình nguyện Trái tim Việt, Trưởng Ban Tổ chức tại Chiến dịch Vì cộng đồng hay điều phối viên tại Mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực miền Bắc (Trung tâm tình nguyện Quốc gia)...

Trên mỗi chặng của hành trình 5 năm tình nguyện, Ngọc lại nhận được những giá trị riêng khiến cô thêm yêu và gắn bó với công việc này. Nếu như lúc đầu, Ngọc đến với tình nguyện chỉ để có thêm bạn bè và không bị cô đơn trong lớp học mới của mình, thì càng về sau, Ngọc càng cảm nhận được nhiều hơn những giá trị mà tình nguyện mang lại. Trên tất cả, hoạt động giúp Ngọc hiểu được bản thân mình, khiến Ngọc cảm thấy may mắn và biết trân trọng khi có một cuộc sống tốt hơn rất nhiều những hoàn cảnh ngoài kia.

Hành trình trưởng thành từ các hoạt động tình nguyện của nữ sinh Hải Phòng ảnh 1
Ngọc từng là thủ lĩnh trong nhiều chương trình thiện nguyện.

Đến năm lớp 12, khi bắt đầu làm người sáng lập, trưởng Ban Tổ chức của các dự án tình nguyện thì góc nhìn của Ngọc về những hoạt động này lại tiếp tục khác đi. Ngọc bắt đầu nhìn vào những giá trị mà các bạn tình nguyện viên của mình nhận được. Từ đó, cô dần ấp ủ, thực hiện những chuỗi dự án, hoạt động tình nguyện lâu dài với mục đích khác là tạo môi trường để các bạn học sinh giống mình khi xưa được bắt đầu trải nghiệm. “Trước khi bước vào những dự án chuyên nghiệp hơn, nếu như có nền tảng là hoạt động tình nguyện thì mọi người sẽ tự tin hơn rất nhiều. Tham gia hoạt động tình nguyện rất dễ, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn, chỉ cần tự tin và có tinh thần học hỏi một chút là đã đủ rồi”, Ngọc tâm sự.

Hành trình trưởng thành từ các hoạt động tình nguyện của nữ sinh Hải Phòng ảnh 2

Tình nguyện giúp Ngọc buông bỏ sự ích kỷ cá nhân và nghĩ nhiều hơn về những giá trị mình có thể trao cho người khác.

Hoạt động tình nguyện liên tục, không ngừng nghỉ, cũng có lúc Ngọc cảm thấy quá tải vì không thể sắp xếp được thời gian: “Vào đại học, mình bắt đầu đi làm thêm và bị cuốn vào vòng xoay mang tên “kiếm tiền”. Mình nhất thời quên mất những giá trị vì cộng đồng mà mình vẫn luôn làm. Công việc bận rộn cùng với chuyện mới vào năm nhất, chưa biết cách sắp xếp việc học sao cho hợp lý nên ngày nào mình cũng cảm thấy rất mệt mỏi. Những hoạt động tình nguyện mình tham gia ít đi hẳn. Đó là thời điểm mình muốn dừng lại nhất”, Ngọc nhớ lại.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn rời xa tình nguyện, Ngọc đã thấy vô cùng bức bối. Tình cờ một hôm, được quay trở lại hỗ trợ chương trình máu ở Bệnh viện Nhi Trung ương và đắm mình trong không khí “rất cháy” của 100 tình nguyện viên trên sân khấu, Ngọc biết mình chưa thể dừng lại được. Nghĩ là làm, Ngọc gác lại công việc làm thêm cũ, tìm một công việc khác dư dả thời gian hơn để tiếp tục hoạt động tình nguyện. Ngọc nhận ra việc đi tình nguyện đã “ăn vào máu”, giúp Ngọc cân bằng cảm xúc để luôn vui vẻ, tràn đầy cảm hứng trong công việc và học tập.

Hành trình trưởng thành từ các hoạt động tình nguyện của nữ sinh Hải Phòng ảnh 3

Ngoài tình nguyện, Minh Ngọc cũng tham gia một số hoạt động ngoại khóa khác từ dự án học thuật như TEDx ULIS đến dự án xã hội như “Sách và Hành động”… Ngọc cho rằng, việc cân bằng mọi thứ một cách tuyệt đối là chuyện không thể xảy ra. Bất cứ một vị trí nào cũng phải đánh đổi bằng thời gian và sức khỏe. “Trong vòng tròn cân bằng của mỗi người, chúng ta đều cần tìm ra được kim chỉ nam cho riêng mình. Tùy từng giai đoạn sẽ có những cái nên được ưu tiên hơn. Để cân bằng được phải hiểu bản thân mình cần gì. Và quan trọng là phải luôn tập trung. Ví dụ như mình từng đặt giới hạn 2 tiếng mỗi ngày để giải quyết hết các công việc dành cho tình nguyện. Khoảng thời gian còn lại sẽ để làm các công việc khác”, Ngọc thẳng thắn.

Hành trình trưởng thành từ các hoạt động tình nguyện của nữ sinh Hải Phòng ảnh 4

Ngọc đã có 5 năm gắn bó với các hoạt động tình nguyện.

Nói về những dự định tương lai, Ngọc cho biết bản thân hiện đang chuẩn bị thành lập một dự án về giáo dục nhằm bổ trợ những kiến thức văn hóa và kĩ năng sống thực sự cần thiết cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở vùng sâu vùng xa và chưa có cơ hội tiếp cận đúng cách. Đây là một dự án được Ngọc đặt vào rất nhiều tấm huyết và hứa hẹn sẽ hoạt động lâu dài.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.