Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup
TPO - Từ Telstar, Tango, tới Jabulani, Brazuca…, trái bóng World Cup đã không ngừng thay đổi để cuộc chơi không ngừng chuyên nghiệp, đẳng cấp hơn, để mỗi lần cầu thủ chạm chân vào bóng là một lần thăng hoa.

Mỗi một kỳ World Cup đến sẽ có một trái bóng chính thức được trình làng. Dù World Cup bắt đầu được tổ chức từ năm 1930, nhưng mãi tới World Cup 1970 tổ chức ở Mexico, mới có trái bóng World Cup chính thức đầu tiên ra mắt.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 1

Trái bóng Telstar 18 của mùa World Cup năm nay

Những trái bóng World Cup được thực hiện bởi "người khổng lồ" Adidas, từ trái bóng cổ điển Telstar, đã có hàng thập kỷ trái bóng World Cup được cải tiến với những tiến bộ không ngừng của kỹ thuật.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 2

Mexico 1970 - trái bóng Telstar


Cái tên Telstar đến từ một vệ tinh truyền thông có hình dáng khá giống một trái bóng. Trái bóng Telstar được thiết kế với hai gam màu trắng đen đối chọi để đảm bảo người xem có thể dễ dàng theo dõi đường đi của trái bóng trên truyền hình đen trắng thời bấy giờ. Trên trái bóng có 12 ngũ giác màu đen và 20 lục giác màu trắng.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 3

Đức 1974 - trái bóng Telstar Durlast và Telstar Chile Durlast

Ngay sau lần đầu cho ra mắt trái bóng chính thức, đến kỳ World Cup tiếp theo, Adidas cải tiến thiết kế của trái bóng Telstar. Lần này, có hai thiết kế: một thiết kế pha trộn giữa những khoang đen và trắng, đi kèm với chữ đen, đó là trái Telstar; còn một trái toàn khoang trắng với chữ đen, đó là trái Telstar Chile. Lần đầu tiên công nghệ chống thấm nước được sử dụng.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 4

Argentina 1978 - trái Tango Durlast

Thiết kế của Tango Durlast mang phong cách cổ điển với hình ảnh nổi bật là 12 vòng tròn kết nối.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 5

Tây Ban Nha 1982 - trái bóng Tango Espana

Đây là trái bóng cuối cùng được làm hoàn toàn từ chất liệu da xuất hiện tại World Cup, đồng thời, đây lại là trái bóng đầu tiên sử dụng công nghệ chống thấm nước triệt để. Nói từ "công nghệ" có vẻ... cao siêu, nhưng kỳ thực, người ta gắn cao su vào những đường nối trên trái bóng.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 6

Mexico 1986 - trái bóng Azteca


Lấy cảm hứng từ nghệ thuật của người Aztec cổ xưa, trái bóng Azteca được làm từ chất liệu da tổng hợp.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 7

Ý 1990 - trái bóng Etrusco

Trái bóng khắc họa những cụm ba đầu sư tử, lấy cảm hứng từ nền văn minh Etrusca cổ xưa của Ý.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 8

Mỹ 1994 - trái bóng Questra

Lấy cảm hứng từ những cuộc chạy đua vào không gian vũ trụ thời ấy giờ, trái bóng thể hiện niềm khao khát của nước chủ nhà Mỹ - chinh phục những vì sao. Trái bóng Questra được thiết kế để kỷ niệm 25 năm ngày con người lần đầu tiên bước chân lên mặt trăng.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 9

Pháp 1998 - trái bóng Tricolore

Tricolore là trái bóng nhiều màu đầu tiên được sử dụng ở World Cup, trái bóng này nhanh và nhẹ hơn trái Questra trước đó.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 10

Hàn Quốc & Nhật Bản 2002 - trái Fevernova

Trái bóng Fevernova đánh dấu một chương mới cho thiết kế diện mạo trái bóng World Cup. Trái bóng mang đậm phong cách thẩm mỹ Châu Á đã gây ra không ít bất ngờ cho fan túc cầu. Trái Fevernova gia tăng mức độ chính xác.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 11

Đức 2006 - trái Teamgeist

Teamgeist là trái bóng "nuột" nhất từng thấy tại World Cup, nó mang một cái tên ý nghĩa - "tinh thần đồng đội". Đây được xem là trái bóng "cấp tiến" hàng đầu trong lịch sử.Với chỉ 14 khoang da tổng hợp được dán lại với nhau, thay vì khâu như trước đây, trái bóng Teamgeist được cho là tròn hơn bất cứ thiết kế bóng nào trước đó.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 12

Nam Phi 2010 - trái Jabulani

 World Cup đầu tiên được tổ chức ở Châu Phi chứng kiến trái bóng Jabulani lăn trên sân với số khoang da chỉ còn lại 8. Trái bóng hỗ trợ tốt cho những cú chạm, giúp cầu thủ khống chế bóng chuẩn xác, nhưng đồng thời cũng có những tranh cãi về trái Jabulani, vì nhiều cầu thủ cho rằng đường đi của nó quá khó đoán.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 13

Brazil 2014 - Brazuca

Trái bóng Brazuca chỉ còn lại 6 khoang da tổng hợp với những màu sắc lấy cảm hứng từ chiếc vòng tay cầu may của người Brazil. Brazuca không phải đón nhận những tranh cãi, chỉ trích như trái bóng tiền nhiệm trước nó. Đối với người Brazil, "brazuca" là một từ dành để chỉ niềm tự hào đối với đời sống văn hóa bản địa của họ.

Hành trình “tiến hóa” của trái bóng tại World Cup ảnh 14

Nga 2018 - Telstar 18

Trái bóng này là sự hoài niệm lại trái bóng chính thức đầu tiên của World Cup ra mắt hồi năm 1970. Telstar 18 có 6 khoang da dán lại với nhau, nó còn có một microchip gắn bên trong để người ta có thể tương tác với trái bóng thông qua điện thoại thông minh. Cầu thủ Lionel Messi đã có dịp được chơi thử trái bóng này và anh thích mọi điều ở Telstar 18.

Theo Theo The Sun
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.