Hành trình của “Người vác gỗ”

0:00 / 0:00
0:00
Hành trình của “Người vác gỗ”
SVVN - Thời sinh viên, Nguyễn Văn Thực chọn tên trang cá nhân của mình là “Người vác gỗ”. Tên vận vào người, Thực theo nghề thật. Nhưng vác trên vai không chỉ một phách gỗ mà là cả một quyết tâm khởi nghiệp và khát vọng làm nghề gỗ nghiêm túc.

Những chiếc thìa, khay bằng gỗ xinh xắn, ly cốc bằng tre, phù điêu được chạm khắc tinh xảo v..v là cuộc chơi đầy say mê của Thực và rất nhiều bạn trẻ ưa thích đồ trang trí. Tốt nghiệp chuyên ngành Chế biến lâm sản trường ĐH Lâm nghiệp, Nguyễn Văn Thực làm việc cho một số xưởng mộc tư nhân trước khi trở thành nhân viên của Công ty Woodland. Thời điểm đó, công ty bắt đầu tiến hành các chương trình đào tạo quản lý, áp dụng cải tiến vào quy trình sản xuất, chàng trai người Hà Nam được theo học chọn theo học. Thực phát triển dần qua các vị trí từ QC, quản lý sản xuất...

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 1

Nguyễn Văn Thực trong xưởng sản xuất thìa gỗ bằng máy CNC. Ảnh: NVCC

“Đó là quãng thời gian tôi nắm bắt rất nhiều kiến thức của mô hình sản xuất công nghiệp mà ở các xưởng nhỏ, với thói quen sản xuất cũ kỹ, hầu như chưa biết đến. Ngành gỗ, nếu chỉ làm ở quy mô nhỏ kiểu xưởng hộ gia đình hay làng nghề, thì vẫn không “chết”. Nhưng để đi xa hơn với quy trình sản xuất, quản lý, máy móc công nghệ, thay đổi mẫu mã thì rất khó. Đa phần vẫn chuộng dùng các loại gỗ quý nhiệt đới, giá thành cao lại khó bán, nguyên liệu ngày càng khan hiếm”, Thực nhớ lại.

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 2

Phù điêu Phật bằng gỗ gia công CNC.

Thực nghỉ việc về Kim Bảng (Hà Nam), rút hết vốn liếng và cả tiền bảo hiểm để khởi nghiệp. Sau một năm, Thực nhận thấy với điều kiện của bản thân, làm nội thất rủi ro nhiều. Từ khảo sát, đo đạc rồi đặt hàng qua xưởng, đóng gói và vận chuyển khó do cồng kềnh dễ hư hỏng, chưa kể nghiệm thu, bảo trì... độ rủi ro cao và thanh toán chậm. Thực quyết định chuyển sang làm hàng thủ công mỹ nghệ gỗ khi thị trường bắt đầu ưa chuộng các loại thìa (muỗng) và khay gỗ, các loại chén, cốc tiện bằng gỗ, tre có độ tỉ mỉ cao.

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 3

Các loại cốc, khay làm bằng gỗ của Thực tạo sức hút mạnh với bạn trẻ yêu thích decor.

“Quê tôi có rất nhiều xưởng, làng nghề gỗ. Cái hay của họ là tính liên kết giữa các hộ rất cao, trong một làng có đủ các khâu chuyên môn cấu thành sản phẩm. Tôi chọn lọc những xưởng phù hợp với dòng sản phẩm của mình và mời hợp tác. Mình lo khách hàng, mẫu mã, đầu ra, áp dụng quản lý sản xuất, cải tiến... Họ chỉ lo sản xuất”, Thực kể.

Anh thuyết phục xưởng đầu tư máy móc, thay đổi cách làm lẫn thói quen dùng nguyên liệu, tư vấn sản xuất và cải tiến từ những kiến thức đã học hỏi. Những người thợ quê vẫn có thói quen dùng gỗ tự nhiên nhiệt đới, gỗ quý để sản xuất. Thói quen này tác động cực xấu đến môi trường và sự tồn vong của rừng tự nhiên. Thực thuyết phục họ xử dụng các loại gỗ rừng trồng, nhập khẩu hợp pháp. Những chiếc thìa, cốc, khay, phù điêu, đồ trang trí làm bằng gỗ Sồi, Tần bì và cả tre, luồng v..v do Thực làm ra có vẻ đẹp rất riêng, đảm bảo chất lượng, vừa thay đổi được thói quen sử dụng gỗ tự nhiên của thợ làng.

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 4

Những chiếc thìa gỗ được gia công tinh xảo.

Mô hình của Thực liên kết với 7 xưởng để sản xuất muỗng, khay, chén gỗ và các mặt hàng đan lát phục vụ trang trí. Hiện nay, trung bình mỗi tháng công ty Dad’s Wood Gift của Thực sản xuất 7.000 - 8000 chiếc thìa gỗ, 1.500 chiếc khay gỗ chưa kể các sản phẩm mây tre đan, cói, chén gỗ... Mỗi mặt hàng Dad’s Wood Gift luôn có hơn 100 mẫu khác nhau.

Xưởng sản xuất ở Kim Bảng, nhưng khách hàng chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh. Đó là quãng thời gian Thực chạy như con thoi giữa các nơi. Vừa ở xưởng đôn đốc thợ, vừa lên Hà Nội để gặp khách, lắng nghe phản hồi, tìm kiếm khách mới. “Mình phải đi, đi để hiểu khách hàng và thị trường cần gì. Được cái khách hàng thấy mình yêu nghề nên cũng cảm mến, có anh chị còn giúp ứng tiền trước để xoay sở . Sau một thời gian cật lực, đi hội chợ, cộng với việc thiết lập quy trình sản xuất ưu tiên chất lượng sản phẩm cho các xưởng, chúng tôi ổn định dần dần”.

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 5

Mẫu mã đa dạng của các loại bình bằng gỗ.

Cả năm 2020, hàng của Thực xuất sang Mỹ, châu Âu trị giá gần 1 tỉ đồng, riêng thị trường trong nước hơn 4 tỉ đồng. Khách hàng chủ yếu là người trẻ, doanh nghiệp ngành trang trí nội thất. Ngay như thời điểm COVID-19 bùng phát khiến nhiều người lao đao nhưng với Thực đó lại là cơ hội khi nguồn hàng thìa, khay gỗ nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc trước đó bị đứt do “cấm biên”, Thực kiếm được khách hàng trong nước nhiều hơn khi họ so sánh nhận thấy chất lượng sản phẩm của mình tốt hơn, giá cạnh tranh.

“Doanh số một năm tuy chưa phải là nhiều so với các doanh nghiệp nhưng với tôi đó là bất ngờ lớn, thành quả của nỗ lực và hơn hết là nhìn thấy tiềm năng phát triển. Nghề gỗ đã khác quá nhiều so với kiểu làng nghề truyền thống thời bố mẹ tôi. Nếu cứ theo nếp cũ, rất khó để tồn tại trong bước đầu khởi nghiệp”. Trong tương lai, Thực hướng tới việc phát triển các mặt hàng có hàm lượng sáng tạo cao hơn, nhất là các sản phẩm độc bản.

Hành trình của “Người vác gỗ” ảnh 6

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gỗ sử dụng gỗ rừng trồng hợp pháp là hướng đi của Thực.

Theo Thực, ngành gỗ phát triển trước hết phải dựa vào sản xuất và đây chính là cơ hội cho những người trẻ yêu nghề. “Thật ra ngành nào cũng có cơ hội, quan trọng là tạo ra giá trị gì cho cộng đồng. Người trẻ hiện nay đầy mới mẻ, không thích phương thức sản xuất kiểu truyền thống, từ lề lối làm việc đến chọn lựa gỗ nguyên liệu, mẫu mã . Không cứ gì cứ phải gỗ quý mới tốt”.

Có thể bất chợt một ngày Facebook buộc Thực phải “khai” tên thật, nhưng chắc chắn không thể bắt chàng trai này thôi “vác” gỗ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.